Bất động sản

DN tạo nên cây cầu vượt cao nhất đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, vắt qua cánh đồng pin năng lượng mặt trời

DN tạo nên cây cầu vượt cao nhất đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, vắt qua cánh đồng pin năng lượng mặt trời - Ảnh 1.

Nhìn từ trên cao, cây cầu vắt ngang thung lũng Sông Trâu, đi qua cánh đồng pin năng lượng mặt trời, tiếp giáp với hồ thuỷ lợi Sông Trâu (Ảnh: Báo Giao Thông)

Ngày 4/12, cầu số 3 Km60 (Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh) là cầu có trụ cao 47m thuộc dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã chính thức hợp long nối liền 2 tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận. Theo đó, cầu số 3 được lắp dầm cuối cùng hợp long nối thông cầu, băng qua 2 ngọn núi vượt qua thung lũng Sông Trâu.

Cầu số 3 Km60 là cây cầu cấp I, có trụ cao nhất tại Dự án cao tốc phân đoạn Km54+000-Km92+260 với chiều dài là 894m, 22 nhịp và trụ đa số có chiều cao khoảng 47m.

DN tạo nên cây cầu vượt cao nhất đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, vắt qua cánh đồng pin năng lượng mặt trời - Ảnh 2.

Ảnh: Báo Giao thông


Khu vực thi công cầu có địa hình khó khăn phức tạp, đường tiếp cận khó, quanh co, từ tháng 4-2022, Đơn vị thi công mới hoàn thành khai phá nhiều núi đá để mở đường vận chuyển thiết bị khoan cọc nhồi hạng nặng vào đến vị trí cầu. Tổng số cọc nhồi thi công hơn 229 cọc, phải sử dụng thiết bị khoan hạng nặng.

Sau gần 20 tháng, việc hoàn thành công tác lao lắp dầm hợp long thông cầu và kế hoạch hoàn thiện cầu thông xe nhằm đảm bảo tiến độ cam kết với Bộ Giao thông Vận tải đã đề ra vào cuối tháng 12-2023.

DN tạo nên cây cầu vượt cao nhất đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, vắt qua cánh đồng pin năng lượng mặt trời - Ảnh 3.

Cây cầu vắt qua cánh đồng pin năng lượng mặt trời phía dưới. Ảnh: Báo Giao thông


Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có quy mô 13.687 tỷ, chiều dài tổng 78,5km đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận. Dự án do Công ty 194 và Tập đoàn Đèo Cả thực hiện. Trong đó, phân đoạn từ Km92+260 – Km134+000 do Đèo Cả thực hiện và phân đoạn từ Km54 – Km92+260 do Công ty 194 thực hiện.

Công ty Cổ phần Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng 194 là đơn vị thi công cầu số 3.

Đơn vị này cho biết đã huy động hơn 400 thiết bị bao gồm xe đào, ô tô vận chuyển, máy khoan đá, xe lu, trạm bê tông tươi/nhựa nóng, trạm xay nghiền... Tổng số nhân công hơn 600 kỹ sư và công nhân ngày đêm thi công, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, thông xe kỹ thuật vào ngày 30-12-2023, hoàn thành toàn bộ Dự án vào ngày 30-3-2024.

Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng 194 tên cũ là Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng 194 tên thành lập Công Ty Xây Dựng Công Trình 194, được thành lập năm 1994. Công ty đang kinh doanh trong các ngành nghề: Đầu tư xây dựng công nghiệp, dân dụng và các công trình giao thông; đầu tư cơ sở hạ tầng, sân golf, kinh doanh bất động sản, cho thuê cao ốc văn phòng, nhà ở; trồng rừng kinh tế, cao su và chăn nuôi gia súc…

Công ty đã thực hiện nhiều dự án giao thông như Dự án BOT Quốc lộ 1A (đoạn Km 1488 đến Km 1525, tỉnh Khánh Hòa); Dự án BOT Quốc lộ 1K (địa phận tỉnh Đồng Nai-Bình Dương-TP.HCM); Dự án Quốc lộ 51, Quốc lộ 62, Quốc lộ 63, Quốc lộ 30, Quốc lộ 57; Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 80; Dự án đường vào nhà máy điện Thác Mơ; Dự án đường giao thông nhà máy thủy điện Hàm Thuận Đa Mi; ...

Trong lĩnh vực bất động sản, Tổng công ty Đầu tư Xây dựng 194 là chủ đầu tư và xây dựng Tòa nhà văn phòng cho thuê 194 Golden Building và Tòa nhà văn phòng cho thuê South Tower khu đô thị mới Nam Sài Gòn.

Trong lĩnh vực, sản xuất - khai thác - mua bán mủ cao su, Tổng công ty Đầu tư Xây dựng 194 sở hữu nông trường cao su 194 có diện tích hơn 2.000 ha ở tỉnh Gia Lai.

Ngoài ra, Tổng công ty Đầu tư Xây dựng 194 còn góp vốn vào Công ty Cổ phần quản lý sữa chữa đường cao tốc Việt Nam (VEC O&M) với tỉ lệ góp vốn là 39%, và Công ty Cổ phần bất động sản đường cao tốc Việt Nam (VEC Land) với tỉ lệ góp vốn là 49%.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm