Tài chính

Điều gì xảy ra với Ethereum tại đợt nâng cấp quan trọng sắp tới?

 

 Ethereum, mạng blockchain của đồng ether, sắp trải qua đợt nâng cấp lớn. (Ảnh: Nikkei). 

Theo Nikkei, một trong những đồng tiền mã hoá phổ biến nhất thế giới đang trên đà để đỡ tiêu tốn năng lượng hơn nếu đợt nâng cấp sắp diễn ra được thực hiện đúng như kế hoạch.

Ethereum, mạng blockchain đứng sau đồng ether, đang chuyển đổi sang một hình thức tạo ra các đồng tiền và xác nhận giao dịch mới. Đợt nâng cấp với tên gọi “the merge” này hứa hẹn sẽ giảm lượng điện năng tiêu thụ tới trên 99% so với mô hình tiền mã hoá cũ đang được dùng bởi các đồng tiền như bitcoin.

Điều gì xảy ra với Ethereum?

Ethereum đang trong quá trình nâng cấp kiến trúc hạ tầng từ năm 2020 với mục tiêp xoá bỏ mô hình “đào” (mining) để tạo các đồng tiền mới và thay thế vào đó bằng một quy trình gọi là “cổ phần” (staking).

Với các đồng tiền mã hoá, ví dụ như bitcoin, các đồng tiền mới được tạo ra khi máy tính thực hiện các thuật toán phức tạp để xác nhận giao dịch tiền mã hoá và bổ sung chúng vào blockchain. Quá trình này được biết đến với tên gọi "proof-of-work" (bằng chứng công việc) và tiêu tốn rất nhiều năng lực xử lý và điện.

Mô hình “proof-of-stake” (bằng chứng cổ phần) của Ethereum sẽ dùng cách tiếp cận khác. Để nhận các đồng tiền mới, người dùng sẽ phải “đặt cọc” số tiền hiện tại họ có để kích hoạt phần mềm xác nhận giao dịch. Điều này đồng nghĩa với việc nếu đầu tư nhiều tiền, người dùng sẽ có nhiều cơ hội được nhận tiền hơn.

Quá trình nâng cấp này được thực hiện với 3 giai đoạn: giới thiệu mô hình “staking” vào tháng 12/2020, xoá bỏ mô hình “đào” ở giai đoạn hiện tại, và nâng cấp các vấn đề liên quan đến lưu trữ dữ liệu vào năm 2023 hoặc 2024. Nâng cấp hiện tại đòi hỏi phần lớn người dùng phải đón nhận mô hình “staking”. Nếu có số lượng người đủ lớn không đồng ý, việc nâng cấp có thể bị trì hoãn. Dù vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng điều này rất khó xảy ra.

Nó sẽ thay đổi hoạt động “đào” ether như thế nào?

Mô hình “proof-of-work” giống như của bitcoin sẽ mang lại lợi ích cho những người có thể đầu tư mạnh trước vào máy chủ và điện.

Đối với mô hình “staking”, chi phí để kích hoạt phần mềm với khả năng xác nhận giao dịch được cố định ở mức 32 ether, tương đương 55.500 USD ở mức giá hiện tại.

Những người ủng hộ mô hình “proof-of-stake” sẽ “phi tập trung hoá” hoạt động “đào” ether bằng cách không yêu cầu chi phí đầu tư “máy đào” và điện năng lớn. Trước đây, hoạt động “đào” bitcoin vốn thường tập trung ở các khu vực có lượng điện năng ổn định và rẻ.

Việc phi tập trung hoạt động “đào” ether sẽ giúp blockchain này có mức độ bảo mật cao hơn do không có một điểm yếu tập trung nào cả.

Dù vậy, những người chỉ trích nói rằng mô hình “proof-of-stake” sẽ tập trung quyền lực vào nhóm các nhà đầu tư tổ chức vốn đã sở hữu một lượng ether lớn.

Làm thế nào để Ethereum có tính bền vững cao hơn?

Các đồng tiền mã hoá như ethereum và bitcoin từng tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với mức độ tiêu thủ của cả một quốc gia như Indonesia hay Thái Lan. Các nhà phát triển Ethereum dù vậy khẳng định đợt nâng cấp này sẽ giảm lượng điện tiêu thụ của mạng lưới này lên tới 99,95%.

Đây sẽ là một lượng cắt giảm đáng kể vì hiện tại một giao dịch liên quan đến Ethereum thường tiêu tốn lượng điện năng đủ để một hộ gia đình tại Mỹ sử dụng trong một tuần, theo Digiconomist. Thay đổi của Ethereum được thực hiện ở thời điểm nhiều quốc gia tăng giá điện và thậm chí bị gián đoạn cung ứng điện ảnh hưởng đến hoạt động “đào” tiền mã hoá.

Đợt nâng cấp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nguồn cung và giá ether?

Lượng tiền mới được phát hành mỗi ngày được kỳ vọng sẽ giảm 90% sau đợt nâng cấp. Qúa trình “đào” thường tạo ra 13.000 ether mỗi ngày, trong khi đó khối lượng ether được tạo ra từ “staking” sẽ chỉ khoảng 1.600 ether.

Sau đợt nâng cấp, ether có sẽ được thúc đẩy từ nhóm các nhà đầu tư tổ chức đang tìm kiếm các sản phẩm đầu tư bền vững và lợi nhuận cao. Giá đồng ether thực tế đã bắt đầu tăng từ tháng 7 khi Ethereum Foundation tuyên bố khoảng thời gian đợt nâng cấp sẽ được thực hiện.

Các nhà phát triển và các nhà xác nhận đã thực hiện nhiều đợt kiểm thử để đảm bảo đợt nâng cấp thành công. Dù vậy, giá bitcoin vẫn giảm 11% trong 1 tháng trở lại đây trong bối cảnh các “cá mập” nắm giữ lượng ether lớn bắt đầu chuyển ether từ ví của mình lên các sàn giao dịch. Nhiều người lo lắng số lượng lớn ether sẽ được “xả” ra thị trường nếu đợt nâng cấp thất bại.

Liệu các đồng tiền mã hoá khác có theo bước Ethereum?

Vốn hoá thị trường của Ethereum đang ở mức 209,6 tỷ USD, bằng một nửa so với bitcoin. Khác bitcoin, blockchain của Ethereum có nhiều tính ứng dụng hơn bên cạnh việc lưu trữ giá trị và thanh toán. Nó được thiết kế để hỗ trợ nhiều loại dự án phi tập trung khác nhau như NFT, trò chơi, livestreaming và nhắn tin riêng tư. Các nhà phát triển thích một mạng lưới Ethereum “xanh” với chi phí thấp hơn để thu hút các nhà đầu tư tới ứng dụng của mình.

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm