Sức khỏe

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn rau muống mỗi ngày?

Rau muống thường được người dân Việt Nam ăn mỗi ngày bằng cách xào, luộc hoặc nấu canh. Thói quen đó có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có một vài lưu ý. Dưới đây là những điều sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn rau muống mỗi ngày: 

Bổ sung vitamin và khoáng chất quan trọng

Rau muống giàu các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin C, sắt, canxi và magie. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học Thực phẩm Quốc tế, 100g rau muống sống chứa khoảng 2,6mg sắt, 55mg canxi, 2.830 IU vitamin A và 30mg vitamin C.

Như vậy, ăn rau muống mỗi ngày giúp bạn bổ sung nhiều loại dinh dưỡng. Vitamin A hỗ trợ thị lực, miễn dịch và sự phát triển tế bào; sắt góp phần tạo hồng cầu khỏe mạnh; magie và canxi quan trọng cho cơ và xương.

rau muong.jpg
Rau muống xuất hiện nhiều trong bữa cơm thường ngày của người Việt Nam. Ảnh: Ban Mai

Cải thiện tiêu hóa

Rau muống chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và nhu động ruột diễn ra trơn tru. Theo tạp chí Khoa học Dinh dưỡng, chất xơ từ rau củ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Ăn thường xuyên có thể giảm táo bón, đầy hơi và khó tiêu. 

Ổn định đường huyết

Đối với những người có nguy cơ tiểu đường loại 2 hoặc đang kiểm soát đề kháng insulin, rau muống có thể mang lại lợi ích. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất từ rau muống hỗ trợ hạ đường huyết và tăng độ nhạy với insulin. Dù cần thêm nghiên cứu trên người nhưng rau muống có thể là món rau phù hợp cho chế độ ăn lành mạnh với người tiểu đường.

Giảm stress oxy hóa cho cơ thể

Rau muống chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol, trung hòa các gốc tự do. Từ đó có thể giảm viêm, bảo vệ làn da và giảm nguy cơ bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch.

Cải thiện thị lực

Do chứa nhiều beta-carotene (tiền chất của vitamin A), rau muống góp phần bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Ăn thường xuyên giúp giảm nguy cơ quáng gà và thoái hóa điểm vàng. Thiếu vitamin A vẫn còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại nhiều nước châu Á và châu Phi và việc tăng cường loại vitamin này từ nguồn thực phẩm tự nhiên là biện pháp hiệu quả.

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn 

Một điểm cần lưu ý là ăn rau muống sống hoặc chưa nấu chín kỹ có thể khiến bạn nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, nhất là khi rau được trồng ở nơi nước bị ô nhiễm. Một loại sán đường ruột tên là Fasciolopsis buski có thể sống trong các loại rau thủy sinh như rau muống. Ngoài ra, rau có nguy cơ nhiễm vi khuẩn E. coli hoặc kim loại nặng nếu trồng trong nước bẩn.

Bởi vậy, bạn phải luôn rửa thật sạch và nấu chín rau muống nếu ăn hằng ngày.

Lưu ý về tồn dư thuốc trừ sâu và nguồn nước

Rau muống thường được trồng dưới nước nên có thể tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc nguồn nước ô nhiễm. Ăn rau nhiễm hóa chất trong thời gian dài dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên rửa sạch rau dưới vòi nước và ngâm kỹ để giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tốt nhất bạn nên mua rau từ nguồn đáng tin cậy hoặc rau hữu cơ. Hãy ăn rau muống như một phần của chế độ ăn cân bằng, luân phiên với các loại rau khác để đảm bảo đa dạng dinh dưỡng.

Các tin khác

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Thủ tục sang tên sổ đỏ mới nhất từ 1/7

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động (nghĩa là trong 30 ngày kể từ khi công chứng, chứng thực), người dân bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền.

Giá vàng quay đầu tăng

Sáng nay (1/7), giá vàng bất ngờ tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn cao nhất lên 117,4 triệu đồng/lượng.

Từ hôm nay áp dụng nhiều chính sách thuế chưa từng có

Từ hôm nay (1/7), nhiều chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực: Số định danh cá nhân dùng thay mã số thuế; không chuyển khoản, không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng; sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán; tiếp tục giảm thuế suất giá trị gia tăng đến hết năm 2026; phân quyền, phân cấp trong quản lý thuế...

Ngăn tin giả bằng lòng "trắc ẩn"

Ai là người có trách nhiệm ngăn chặn tin giả? Nhiều người "đổ" trách nhiệm cho cơ quan quản lý, mà quên rằng, từng công dân, và chính mỗi người dùng mạng xã hội, cũng góp phần trách nhiệm.