Bất động sản

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM

Tóm tắt:
  • Theo Nghị quyết 60, Hải Phòng có thể sáp nhập với Hải Dương tạo thành thành phố mới có quy mô kinh tế 658.000 tỷ đồng.
  • Hải Phòng là thành phố cảng trọng điểm miền Bắc, diện tích 1.500 km² với dân số trên 2 triệu người.
  • Hải Dương có diện tích 1.650 km² và dân số hơn 1,9 triệu người, tập trung phát triển công nghiệp chế biến và dệt may.
  • Sự kết hợp giữa hai địa phương sẽ tạo khối kinh tế lớn, đứng thứ 3 cả nước sau TP.HCM và Hà Nội.
  • Thành phố Hải Phòng mới sẽ có diện tích hơn 3.150 km² và dân số gần 4 triệu người, với trụ sở hành chính tại Hải Phòng.

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 1.

Thành phố Hải Phòng từ lâu đã được biết đến là thành phố cảng trọng điểm của miền Bắc, cùng với Hà Nội, Quảng Ninh là một trong ba cạnh của tam giác kinh tế.

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 2.

Hải Phòng có diện tích khoảng 1.500 km² và dân số hơn 2 triệu người, sở hữu cảng biển quốc tế, kết nối dễ dàng với các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực nhờ hệ thống đường cao tốc, quốc lộ, bến cảng, sân bay…

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 3.

Nhờ những ưu thế sẵn có, năm 2024 giá trị kinh tế Hải Phòng đang đứng thứ 5/63 tỉnh thành với quy mô gần 450.000 tỷ đồng, thu hút nhiều nhà đầu tư. Những dự án chủ lực như cảng Hải Phòng hiện đại, nhà máy LG Display, Bridgestone và Pegatron…đã góp phần đưa Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp và logistics hàng đầu của miền Bắc.

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 4.

Nằm ngay kế bên, Hải Dương có diện tích khoảng 1.650 km² và dân số hơn 1,9 triệu người.

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 5.

Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, tỉnh này giáp với các địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và Hải Phòng, tạo nên lợi thế lớn về giao thông và kết nối kinh tế.

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 6.

Về kinh tế năm 2024, Hải Dương đứng thứ 11 trên 63 tỉnh thành với quy mô hơn hơn 210.000 tỷ đồng. Với tỉ trọng công nghiệp chiếm hơn 50% cơ cấu kinh tế, tỉnh thu hút nhiều nhà đầu tư và khu công nghiệp lớn như An Phát 1, Cẩm Điền – Lương Điền, Cộng Hòa, Đại An...

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 7.

Công nghiệp của Hải Dương chủ yếu tập trung vào sản xuất, gia công chế biến, dệt may và một số ngành công nghiệp nhẹ khác, đóng góp đáng kể vào tổng GRDP (tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn) với tỷ trọng khoảng 56,05% từ lĩnh vực công nghiệp – xây dựng.

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 8.

Trước đây, theo sử sách, Hải Phòng từng là một phần của tỉnh Hải Dương, theo cuốn Dương Kinh Quốc, ngày 11/9/1887, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định thành lập tỉnh Hải Phòng trên cơ sở một phần đất của tỉnh Hải Dương, gồm các huyện An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng.

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 9.

Sự kết hợp của hai tỉnh, thành phố hứa hẹn tạo ra một khối kinh tế khổng lồ. Quy mô của Hải Phòng mới là 658.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh (2,7 triệu tỷ đồng sau sáp nhập) và Hà Nội (hơn 1,4 triệu tỷ đồng) theo số liệu năm 2024.

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 10.

Không những thế, Hải Dương nằm ở vị trí chiến lược giữa Hà Nội và Hải Phòng, với hệ thống đường bộ, đường sắt và giao thông nội địa phát triển mạnh. Sau sáp nhập, Hải Phòng sẽ thừa hưởng những lợi thế kết nối này, qua đó dễ dàng liên kết trong và ngoài nước.

Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM- Ảnh 11.

Thành phố Hải Phòng mới nếu được thành lập dự kiến có có diện tích hơn 3.150 km2 cùng dân số gần 4 triệu người. Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, dự kiến trụ sở trung tâm hành chính được đặt tại thành phố Hải Phòng. Ảnh: Quang Mạnh.


Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Khám xét nhà Bùi Đình Khánh, thu giữ thêm nhiều bánh heroin

Công an Quảng Ninh đã thực hiện khám xét nhà của đối tượng Bùi Đình Khánh (31 tuổi, trú tổ 6, khu 1, phường Giếng Đáy, TP Hạ Long). Tại đây, lực lượng chức năng đã thu giữ thêm 9 bánh heroin, nâng tổng số ma túy bị thu giữ của chuyên án lên 25 bánh.

Xe khách chạy loạn xạ ở TP.HCM

Trong khi cơ quan chức năng TP.HCM chỉ đạo nỗ lực xử lý vi phạm lĩnh vực vận tải hành khách thì hàng loạt xe khách chạy loạn xạ sai hành trình, trong giờ cấm, đón trả khách… không theo quy định pháp luật.

Hợp long cầu Rạch Miễu 2, nối đôi bờ sông Tiền

Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, lễ hợp long cầu Rạch Miễu 2 không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong thi công mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, bền bỉ và cống hiến của hàng trăm kỹ sư, công nhân.