Doanh nghiệp

Điện lực Tây Ninh - 50 năm, lưới điện tăng gấp 208 lần

Tóm tắt:
  • Sau ngày thống nhất, điện lực Tây Ninh bắt đầu tiếp quản hệ thống điện cũ và phát triển mạng lưới.
  • Giai đoạn đầu, chỉ có vài khu vực có điện từ nguồn dầu diesel, di chuyển vật tư bằng tay rất vất vả.
  • Đến 2024, lưới điện đã mở rộng gấp 208 lần, phủ sóng toàn tỉnh với gần 490.000 khách hàng.
  • Ngành điện Tây Ninh đã vượt qua khó khăn từ quá khứ, phát triển hiện đại và đảm bảo cung cấp điện ổn định.
  • Trong tương lai, các dự án lớn và công nghệ mới sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và độ tin cậy nguồn điện.
  • --

"Chúng tôi phải di chuyển vật tư và trụ điện bằng tay"

Ông Hồ Phước Vĩnh - công nhân ngành điện, công tác tại Điện lực Hòa Thành (Điện lực Tây Ninh) nói như trên khi kể về những ngày gian khó để kéo điện thành công về vùng sâu, xa của tỉnh nhà. 

Giai đoạn đó, chỉ có hơn 4.000 khách hàng được mua điện trực tiếp với 21 km đường dây trung áp, 23 km đường dây hạ áp. Sản lượng điện thương phẩm khoảng 3,8 triệu kWh/năm. Tuy vậy, đến năm 2024, lưới điện trên địa bàn tỉnh tăng lên 208 lần. Trong đó có 3.730 km đường dây trung áp, 5.423 km đường dây hạ thế và 13.019 trạm biến áp với công suất 2.181.900 kVA. Đặc biệt, số lượng khách hàng được cung cấp điện trên địa bàn tỉnh lên đến 489.283 khách hàng. Tỷ lệ hộ dân có điện đạt 100%. 

Điện lực Tây Ninh - 50 năm, lưới điện tăng gấp 208 lần- Ảnh 1.

Công trình lắp Máy biến áp thứ 2 - 63 MVA trạm 110 kV Thành Công, Tây Ninh

ẢNH: TGCC

Suốt 50 năm qua, ngành điện Tây Ninh đã có những bước phát triển, bảo đảm cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Để làm được điều đó là sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân ngành điện. Ông Hồ Phước Vĩnh cho biết thêm: Ba của ông cũng là công nhân ngành điện, nối nghiệp ba, nên ông đã theo ngành điện và gắn bó với ngành đã được 39 năm. "Tôi nhớ từ thời bao cấp (trước năm 1986), lưới điện tỉnh rất khó khăn, điện không đủ dùng, mỗi tuần chỉ có vài giờ có điện, vất vả trăm bề. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành điện bây giờ đã phát triển rất nhiều, không những bảo đảm cung cấp đủ điện mà chất lượng các dịch vụ về điện ngày càng được nâng cao", ông Vĩnh nói thêm.

Đáng nói, đến năm 1998, để đưa dùng điện về các thôn xóm, công nhân điện lực phải di chuyển trụ và vật tư thiết bị bằng tay, vượt qua sông vào các đồng ruộng để thi công. Lý do đường sá rất khó khăn, xe cơ giới không thể vào được. Điển hình là công trình Điện khí hóa xã Phước Vinh, huyện Châu Thành. Ngày nay, ngành điện đã hiện đại, trang bị cho người lao động các phương tiện, máy móc, thiết bị cơ giới, đường giao thông thuận lợi, giúp người thợ điện giảm bớt những khó khăn, vất vả.

Tổng công ty Điện lực miền Nam đang triển khai đầu tư nhiều công trình lưới điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể năm 2025 sẽ đóng điện 10 công trình và hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 9 dự án và đóng điện trước tháng 6.2026.

Anh Phạm Lý Việt, công nhân Điện lực TP.Tây Ninh cũng cho biết đã gắn bó với ngành điện được 17 năm. Nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình công tác, anh kể, đó là vào một đêm mưa bão, khoảng 2 giờ sáng, các công nhân nhận được tin báo một khu dân cư lớn bị mất điện do gió mạnh, làm đổ cây vào đường dây. "Ngay lập tức, tôi cùng đồng đội lên đường. Mưa trút như thác, gió giật mạnh, ai cũng run vì lạnh nhưng không ai chùn bước. Chúng tôi vừa dọn cây, vừa kiểm tra đường dây, cố gắng khắc phục nhanh nhất có thể. Gần 4 giờ sáng, điện sáng trở lại. Khi nhìn thấy ánh đèn trong các ngôi nhà bật lên, có người dân mở cửa, vẫy tay cảm ơn, lúc đó bao mệt mỏi trong tôi đều tan biến. Đó là khoảnh khắc mà tôi luôn nhớ mãi", anh Việt bộc bạch.

Dấu ấn đội thi công sửa chữa điện nóng (hotline)

Đội thi công sửa chữa điện nóng (hotline) thuộc Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Tây Ninh, Công ty Điện lực Tây Ninh, được đưa vào hoạt động từ tháng 4.2018. Hơn 5 năm qua, số lượng thi công hàng năm tăng lên, công tác thi công hotline đạt hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải trên địa bàn tỉnh.

Điện lực Tây Ninh - 50 năm, lưới điện tăng gấp 208 lần- Ảnh 2.

Khởi công xây dựng công trình điện khí hóa thí điểm xã Phước Vĩnh, Tây Ninh vào tháng 9.1995

ẢNH: TGCC

 Trước đây, khi thực hiện công tác sửa chữa, bảo trì lưới điện, phục vụ công tác quản lý vận hành, thi công đấu nối các công trình phát triển phụ tải mới cho khách hàng theo phương pháp truyền thống là phải cắt điện khi thao tác, gây gián đoạn cung cấp điện phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, từ khi công nghệ sửa chữa điện nóng "hotline" trên lưới điện 22 kV được Điện lực Tây Ninh đưa vào áp dụng, bài toán phải cắt điện khi thao tác trên lưới 22 kV, đặc biệt là tại các khu vực trung tâm huyện, thị, thành phố và các khu- cụm công nghiệp… đã được hóa giải.

Giai đoạn 2025 - 2030, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ triển khai đầu tư đưa vào vận hành nhiều công trình trọng điểm theo Quy hoạch điện 8 của lưới điện từ 220 kV trở lên như: đường dây và trạm biến áp 500 kV Tây Ninh 1 (1.800 MVA vào năm 2026), đường dây và trạm 220 kV Phước Đông (500 MVA vào năm 2026), trạm 220 kV Tây Ninh 2 (900 MVA vào năm 2030) và các trạm biến áp Tân Châu 1, Tây Ninh 3, Bến Cầu...


Tính đến 30.11.2024, đội thi công sửa chữa điện nóng đã thực hiện được 405 lượt công tác, giảm thời gian mất điện trung bình so với phương án cắt điện công tác: SAIDI = 852,643 (phút), giữ sản lượng điện phân phối 4.429.397 kWh so với phương án cắt điện công tác.

Theo ông Nguyễn Tấn Hùng - Giám đốc Công ty Điện lực Tây Ninh - cho biết, sau 50 năm ngành điện Tây Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, bảo đảm cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh những thuận lợi, ngành điện Tây Ninh cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức như thiếu hụt nguồn vốn để đầu tư xây dựng lưới điện; thiếu quy hoạch bố trí quỹ đất để thực hiện dự án lưới điện (hiện nay thiếu quy hoạch quỹ đất phục vụ cho các ngành hạ tầng kỹ thuật như điện lực, cấp nước, viễn thông…); công tác đền bù giải phóng mặt bằng rất khó khăn, từ thủ tục thu hồi đất, phê duyệt phương án đền bù và sự đồng thuận của người dân…

Điện lực Tây Ninh - 50 năm, lưới điện tăng gấp 208 lần- Ảnh 3.

Đội thi công sửa chữa điện nóng (hotline) của Điện lực Tây Ninh

ẢNH: TGCC

Tuy vậy, đến nay, Điện lực Tây Ninh đã đăng ký quy hoạch phát triển lưới điện trung - hạ thế giai đoạn 2021 - 2030, đến các sở, ban, ngành tỉnh. Hy vọng UBND tỉnh Tây Ninh sớm phê duyệt để đơn vị tổ chức thực hiện sớm các dự án, đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế tỉnh nhà trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế từ 10% trở lên.

Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.

- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.

- Email: [email protected]. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn/evnspc.vn.

  • Điện lực Tây Ninh - 50 năm, lưới điện tăng gấp 208 lần- Ảnh 4.

    Thể lệ cuộc thi viết Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Điện lực miền Nam (1975-2025) 50 năm thắp sáng niềm tinĐỌC NGAY



Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

Nghỉ lễ 30/4 -1/5 có được thưởng?

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 luôn là dịp lễ được người lao động mong đợi, không chỉ để nghỉ ngơi mà còn kỳ vọng về những khoản thưởng từ doanh nghiệp, cơ quan.

Kinh doanh từ hai bàn tay trắng, 5 năm đạt doanh thu hơn 1000 tỷ đồng: Ít vốn nên phải tìm cách len qua khe cửa hẹp để không bị các ‘ông lớn’ đè bẹp!

Nhờ vào sản phẩm Wifi di động, Hoàng Trác Việt và Tào Tường Nam kiếm được số tiền lên tới hàng ngàn tỷ sau 5 năm kinh doanh. Lưu lượng pin của sản phẩm wifi di động có thể duy trì 24-30 tiếng, chỉ với khoảng 20-30 tệ/tháng (khoảng 60-90 ngàn đồng), người dùng có thể sử dụng lưu lượng wifi vô hạn.

Rừng ma đang phát triển khi mực nước biển dâng

Khi cây cối bị nước mặn làm ngạt chết dọc theo bờ biển trũng thấp, các đầm lầy có thể di chuyển vào (theo hướng tốt hơn hoặc xấu hơn), các nhà khoa học đang tìm hiểu.

Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất UK

Tháng 4/2025, Hòa chung niềm hân hoan và tự hào dân tộc là một dấu son rực rỡ trong hành trình phát triển của Tập Đoàn VAS khi Thép xanh VAS xuất khẩu thành công sang Anh Quốc, thị trường nổi tiếng với các tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất thế giới. Với chứng nhận UK CARES danh giá, VAS không chỉ khẳng định chất lượng vượt trội và cam kết bền vững, mà còn ghi dấu ấn tự hào của ngành thép Việt Nam trên bản đồ quốc tế.