Bất động sản

Điểm tên những khu vực đang có mức giá bất động sản giảm mạnh

Báo cáo của các đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tại từng khu vực cho thấy, giá bất động sản đều hạ nhiệt.

Tại Lâm Đồng, hoạt động mua bán đất nền sụt mạnh với hơn 6.000 nền được giao dịch thành công trong quý 3, giảm 13.000 nền so quý 2/2022, giá xuống nhẹ. Một số nhà đầu tư đã phải chấp nhận cắt lỗ.

Tại Thanh Hóa có 18 dự án đang chào bán, nhu cầu ở thực tăng mạnh trong quý 3, nhưng đến cuối quý 3, đầu quý 4 thì chững lại do khó khăn tài chính. Khách hàng chuyển sang xu hướng đầu tư đất nền ở khu vực có nguồn vốn đầu tư công lớn.

Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị ghi nhận tình trạng đầu cơ giảm so 6 tháng đầu năm nay, hiện tượng nhà đầu tư bỏ cọc nhiều... các khu đất, dự án trước kia tấp nập người mua kẻ bán giờ vắng vẻ, lác đác người hỏi giá nhưng không đặt vấn đề mua, cọc...

Đại diện của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, đất nền các huyện ngoại thành Hà Nội có nhiều đợt sốt đất cục bộ trong những năm gần đây. Đến đầu năm 2022, tuy một số thị trường vẫn giữ được độ "nóng" song đã dần hạ nhiệt.

Còn theo báo cáo của batdongsan.com.vn, hiện tượng giảm giá bất động sản ở phía Bắc diễn ra trên diện rộng. Cụ thể, lượt tìm kiếm tại hầu hết các tỉnh thành phía Bắc đều sụt giảm khá mạnh so với quý II, sâu nhất lên đến 45% tại các địa bàn như Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nam. Các thành khác cũng ghi nhận lượt tìm kiếm giảm 10-20%.

Ngược lại, những tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên ghi nhận lượt tìm kiếm tăng so với quý 2, trong đó địa bàn tăng mạnh nhất là Lai Châu, lên đến 82%.

Về mức giá, Bắc Ninh ghi nhận mức giá bán đất nền sụt giảm 6% trong quý III/2022 so với quý II/2022 (từ 28 triệu đồng/m2 xuống 26 triệu đồng/m2). Hưng Yên ghi nhận mức biến động giá bán đất nền không đổi, giátrung bình gần 20 triệu đồng/m2.

Quảng Ninh ghi nhận mức giá rao bán đất nền giảm 7%, từ 26 triệu đồng/m2 xuống 24 triệu đồng/m2. Tại Bắc Giang, giá bán đất nền giảm 5%, từ 17 triệu đồng/m2 xuống 15 triệu đồng/m2.

Khảo sát này chỉ ra rằng, Hải Phòng là địa phương ghi nhận mức giá bán đất nền tăng 3% từ mức gần 29 triệu đồng/m2 lên tới 31 triệu đồng/m2.

Tại Hà Nội, mức giá bán đất nền cũng ghi nhận sự khác biệt giữa các khu vực. Ở Hoài Đức, giá bán đất nền ghi nhận tăng 5%, nhưng mức độ quan tâm giảm tới 17%. Tại Hà Đông, giá bán đất nền tăng 1% nhưng lượng quan tâm giảm 18%. Tại Sóc Sơn, giá bán đất nền tăng 4% và mức độ quan tâm giảm 30%.

Gia Lâm cũng là khu vực nằm trong danh sách ghi nhận mức giá bán tăng 2% nhưng mức độ quan tâm giảm 28%.

Trong khi đó, các huyện như Quốc Oai, giá đất nền giảm 1%. Thanh Trì ghi nhận mức giá giảm mạnh 9% và con số này ở Long Biên là 10%. Tại Đông Anh, mức giá bán giảm 4%.

Theo đơn vị nghiên cứu bất động sản này, lượng quan tâm sụt giảm là một trong những nguyên nhân chính khiến mặt bằng giá đất nền hạ nhiệt. Đất nền cũng là loại hình liên tiếp ghi nhận các đợt sốt nóng trong 2 năm qua nên giá buộc phải chững hoặc giảm để tìm điểm cân bằng cung - cầu.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Thủ tướng: Cần nghiên cứu chế tài về tiền ảo để chống rửa tiền

"Dù Việt Nam không công nhận tiền ảo, nhưng loại tiền này vẫn được sử dụng. Dù không có chế tài xử lý, thực tế vẫn diễn ra, với nhiều thay đổi, diễn biến nhanh. Thực tế đang vướng chỗ này, cũng rất sốt ruột. Vì vậy, phải nghiên cứu chế tài xử lý phù hợp", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm.