Bất động sản

Di dời trụ sở bộ ngành: Bài toán đường dài

Di dời trụ sở bộ ngành: Bài toán đường dài - Ảnh 1.

KTS Đào Ngọc Nghiêm – Nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội

Chủ trương di dời trụ sở các Bộ, ngành, cơ quan T.Ư ra khỏi nội đô Hà Nội được thông qua tại Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Đến tháng 1/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Đây được đánh là chủ trương cấp bách, Hà Nội cũng đã từng đưa ra quy hoạch về việc di dời cơ sở hành chính thành một thành phố riêng biệt như Xuân Hoà hay Ba Vì. Tuy nhiên, cho đến nay các đề án này chỉ nằm trên ý tưởng.

Lợi ích sinh ra trên đất vàng

Đã có nhiều đơn vị đổ lỗi do không có nguồn vốn để di dời nên kế hoạch chưa thực hiện được. Thực tế ngược lại, một số cơ sở dù đã di dời ra ngoại thành, nhưng vẫn muốn "ôm" đất trong nội thành để làm cơ sở 2.

Đơn cử như Bộ Tài nguyên và Môi trường dù trụ sở mới khánh thành năm 2011, song trụ sở cũ tại Nguyễn Chí Thanh vẫn đang được cơ quan của Bộ sử dụng. Tương tự, trụ sở mới của Bộ Khoa học và Công nghệ được xây dựng cao 13 tầng tại Hoàng Đạo Thúy (Cầu Giấy). Cuối năm 2011 công trình này đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhưng trụ sở cũ tại số 39 phố Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn đang được sử dụng.

Có thể nói, việc di dời trụ sở Bộ, ngành chậm trễ không chỉ do thiếu nguồn lực, mà còn liên quan đến lợi ích sinh ra trên đất vàng.

Thông tin mới đây, Bộ Xây dựng cho biết đang hoàn thiện đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, ngành, trong đó đề xuất di dời 13 cơ quan ra khu tây Hồ Tây và Mễ Trì.

Khu vực Tây Hồ Tây nằm trong tổng thể khu đô thị mới Tây Hồ Tây đã và được quy hoạch phát triển hạ tầng đồng bộ, bao gồm các tuyến đường đối ngoại, tuyến đường chính đô thị, đường sắt đô thị, giao thông công cộng. Các dự án hiện có tại khu vực có mật độ dân số trung bình.

Trong khi đó với khu vực Mễ Trì nằm trong vùng phát triển đô thị mở rộng phía tây của Hà Nội, kế cận với tuyến đường vành đai 3, trục hướng tâm đại lộ Thăng Long, đường Tố Hữu… các tuyến đường này hiện đang bị áp lực tắc nghẽn giao thông khá trầm trọng, hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, hình thành theo các dự án riêng lẻ, thiếu kết nối, các dự án đầu tư gần đây có quy mô rất lớn, nhiều công trình cao tầng, nên khu vực Mễ Trì chịu ảnh hưởng quá tại hạ tầng của các khu vực lân cận.

Do đó, nếu xác định di dời trụ sở các Bộ, ngành về 2 khu vực này, cần tính toán thêm bài toán về  nguồn lực phát triển hạ tầng kết nối đồng bộ hơn nữa.

Bài toán đường dài

Trên thực tế, Hà Nội đã có những tiền lệ liên quan đến việc các trụ sở di dời được đấu giá, sau đó lại trở thành các dự án bất động sản cao tầng gây áp lực về mật độ dân số và áp lực giao thông cho nội đô.

Do đó, trước hết cần nhận diện di sản của khu vực sẽ phải giải phóng mặt bằng. TP. Hà Nội cũng như Trung ương cần thống nhất chức năng của đơn vị mới tiếp quản làm gì. Xây dựng lộ trình và phải nhìn nhận được những "điểm nóng" để giải quyết, như nguồn lực, xác định mục tiêu trước khi đấu giá trụ sở cũ…

Song song, để thực hiện tốt chủ trương này cần xem xét tổng thể về khung pháp lý, về cơ chế chính sách để phát hiện các vấn đề còn vướng mắc. Và muốn thay đổi được tình trạng trên, phải tạo ra cơ chế đặc thù cho Hà Nội. Vì không chỉ với các trụ sở bộ, ngành. Ngay cả việc di dời các trường học, các cơ sở công nghiệp cũng vướng vấn đề Luật Đất đai.

Luật Thủ đô đang sửa đổi dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm nay có nội dung để cho Hà Nội có quyền được tiếp nhận, thu hồi đất đai của các bộ, ngành, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đã có trong danh sách di dời, đã được bố trí trụ sở mới.

Sau khi tiếp nhận, Hà Nội sẽ xây dựng các công trình công cộng, không gian xanh. Hy vọng, nếu Quốc hội thông qua thì Hà Nội mới có thể thực hiện được.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Cận cảnh "xóm nước đen" ngập lụt triền miên do dự án chợ 200 tỷ giữa thị trấn du lịch

Ban Quản lý Khu Kinh tế, Công nghiệp (KKTCN) tỉnh TT-Huế phối hợp cơ quan chức năng vừa kiểm tra tình trạng ngập lụt xảy ra kéo dài tại khu dân cư thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc), do thi công công trình dự án chợ truyền thống Lăng Cô gây bồi lấp hệ thống thoát nước công cộng.