Bất động sản

Đề xuất tuyến metro nhanh nối sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Long Thành, rút ngắn thời gian di chuyển còn 30- 40 phút

Trong bối cảnh sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác nửa đầu năm 2026, việc nghiên cứu phương án kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất là cấp thiết.

Theo cảnh báo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), thời gian di chuyển bằng đường bộ giữa hai sân bay hiện tại dao động từ 60 đến 90 phút nhưng có thể kéo dài đến 5 tiếng nếu điều kiện giao thông bất lợi. Điều này đặt ra rào cản lớn cho khả năng phối hợp khai thác giữa Tân Sơn Nhất và Long Thành, đặc biệt với các chuyến bay nối chuyến. 

Ông Nguyễn Đình Nên, chuyên gia cao cấp về Quy hoạch giao thông, Công ty Tư vấn Quốc tế enCity (đơn vị tư vấn làm các quy hoạch chung Tp.HCM) cho biết, khi mạng lưới đường sắt đô thị của TP.HCM hoàn thiện, hành khách có thể di chuyển giữa hai sân bay thông qua trung chuyển giữa hai tuyến đường sắt Long Thành - Thủ Thiêm và tuyến metro số 6 tại nhà ga Phú Hữu. 

Với chiều dài hành trình khoảng 50 km, thời gian di chuyển trung bình, bao gồm cả thời gian trung chuyển là khoảng 60-70 phút. Tuy nhiên, có một giải pháp khác giúp rút ngắn kết nối này là một đường metro nhanh (metro express) kết nối trực tiếp hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành. Với phương án này, thời gian di chuyển giữa 2 sân bay sẽ được rút ngắn chỉ còn 30-40 phút.

Theo vị này, loại hình metro nhanh được vận hành theo cơ chế chỉ dừng tại một số ga chính, thay vì dừng ở tất cả các ga như tuyến metro thông thường. Với metro nhanh, các điểm đón chính sẽ cần được xác định rõ hơn trong giai đoạn nghiên cứu chi tiết về nhu cầu hành khách.

Tuy nhiên, trước mắt có thể tạm thời đề xuất một số vị trí ga chính như điểm giao giữa tuyến số 3 và tuyến số 6 tại khu vực Bình Triệu; điểm giao giữa tuyến số 1 và tuyến số 6 tại khu vực Trường Thọ; ga Phú Hữu; ga trung tâm Nhơn Trạch; cùng hai ga đầu cuối là hai sân bay.

 Đề xuất làm tuyến metro nhanh nối sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành, thời gian đi lại của hành khách chỉ còn 30-40 phút đồng hồ  - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ tạo từ AI

Theo ông Nên, dù khác biệt về quy mô đầu tư, mô hình metro nhanh này vẫn có thể học hỏi từ cách tổ chức tuyến AREX: vận hành song song tàu nhanh và tàu thường, sử dụng các ga vượt để đảm bảo lịch trình chính xác và tối ưu thời gian chuyển tuyến. Với cách tiếp cận tiết kiệm và khả thi hơn, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển một hệ thống tương đương mà không phải đầu tư toàn bộ tuyến đường sắt kép mới.

Nếu được triển khai sớm và đồng bộ, tuyến metro nhanh kết nối hai sân bay sẽ không chỉ giúp giải quyết tình trạng quá tải giao thông mà còn đóng vai trò hạ tầng chiến lược, hỗ trợ Long Thành phát huy vai trò trung tâm hàng không quốc tế. Quan trọng hơn, đây là bước đi thiết thực nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho mô hình khai thác hai sân bay đồng thời, một bài toán không chỉ về giao thông, mà là về năng lực cạnh tranh dài hạn của hàng không Việt Nam.

Vị này cũng dẫn chứng, các thành phố lớn đã giải bài toán tương tự bằng hệ thống đường sắt tốc độ cao. Đơn cử như tuyến Airport Railroad Express (AREX) tại Hàn Quốc là ví dụ điển hình. Tuyến tàu tốc độ cao này giúp hành khách di chuyển giữa sân bay quốc tế Incheon và sân bay nội địa Gimpo chỉ trong 20 phút, bằng một nửa thời gian di chuyển bằng ô tô. Cả tuyến phục vụ tới 180.000 lượt khách mỗi ngày, đây là một phần không thể thiếu trong mạng lưới hàng không tích hợp của khu vực Seoul.

Tại Trung Quốc, tuyến đường sắt Airport Link Line nối sân bay Pudong và Hongqiao ở Thượng Hải, khai thác từ cuối năm 2024 đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai sân bay từ 90 phút xuống dưới 40 phút nhờ thiết kế tốc độ 160 km/h. Cả hai trường hợp đều cho thấy đầu tư vào hạ tầng giao thông tốc độ cao giữa các sân bay là điều kiện tiên quyết để phát triển vai trò trung chuyển quốc tế.

Ở TP.HCM, vai trò của hai sân bay đã được xác định rõ. Sân bay Tân Sơn Nhất chủ yếu phục vụ nội địa và một số đường bay quốc tế gần. Sân bay Long Thành, khi giai đoạn 1 vận hành vào năm 2026 sẽ tập trung vào các đường bay quốc tế dài. Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đạt 50 triệu lượt khách/năm khi nhà ga T3 hoàn thành. Còn sân bay Long Thành sẽ bắt đầu với 25 triệu lượt khách, hướng tới 100 triệu vào năm 2050. 

Để hai sân bay hỗ trợ lẫn nhau, theo các chuyên gia nhu cầu trung chuyển giữa hai sân bay không chỉ là một lựa chọn bổ sung, mà là một yêu cầu vận hành cốt lõi.


Các tin khác

Nobu Danang - Khi vị thế là ‘tuyên ngôn sống’ đầy kiêu hãnh

Sống và sở hữu vị trí kim cương giữa ‘trung tâm di sản’ là một biểu tượng sống động của đẳng cấp thực thụ. Như những địa chỉ xa xỉ bậc nhất thế giới, Nobu Danang mở ra cánh cửa kết nối với cộng đồng toàn cầu có cùng gu sống và đẳng cấp.

Sống xanh chuẩn Singapore cùng K-Home Apartment

Kim Oanh Land (thành viên Kim Oanh Group) vừa tung ra thị trường khu căn hộ K-Home Apartment tọa lạc ngay trung tâm dự án K-Home New City, Đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore tiên phong tại Việt Nam.

Bữa cơm tri ân giữa rừng cao su Lộc Ninh

Giữa rừng cao su bạt ngàn của xã Lộc Tấn, tỉnh Đồng Nai (huyện Lộc Ninh, Bình Phước cũ), một bữa cơm đơn sơ nhưng thấm đẫm nghĩa tình đã được tổ chức dành cho công nhân.

Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m²

Symlife – dự án căn hộ hiếm hoi sở hữu 4 mặt view sông tại Phường Bình Hòa, TP.HCM, vừa ra mắt thị trường với mức giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m². Dự án đang thu hút sự chú ý của cả người mua để ở lẫn nhà đầu tư nhờ vị trí chiến lược, pháp lý rõ ràng và quy hoạch bài bản.

Sinh lời Lộc Phát 2.0: Tài khoản thanh toán “đẻ lãi” tới 4,5%/năm – mức sinh lời tốt nhất thị trường hiện nay

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng chú trọng quản lý tài chính cá nhân một cách chủ động, linh hoạt và an toàn, LPBank tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường khi ra mắt tính năng LPBank Sinh lời Lộc Phát 2.0. Đây là phiên bản nâng cấp khá toàn diện giúp khách hàng tối ưu dòng tiền nhàn rỗi với tỷ suất sinh lời cao nhất hiện nay, lên tới 4,5%/năm.

Đảo Châu Âu – Eco Central Park: Biệt thự compound định danh của nhà giàu xứ Nghệ

Không phát triển ồ ạt, tiên phong xuất hiện tại Nghệ An, biệt thự compound (khép kín, riêng biệt) tại Đảo Châu Âu, Eco Central Park không dành cho số đông, chỉ tồn tại số lượng ít ỏi với những chuẩn mực bậc nhất về không gian sống, phá vỡ quy tắc thiết kế thông thường để trở thành xu hướng sống của những người thành đạt.