Lưu ý khi sử dụng máy rửa bát để tránh quá tải, giữ được độ bền
Xếp bát đĩa đúng cách giúp tăng hiệu quả hoạt động của máy
Đừng cố nhồi nhét quá nhiều bát đĩa vào trong một chiếc máy rửa bát. Bạn hãy cố gắng sắp xếp chúng để đảm bảo rằng bát đĩa không bị chồng chéo lên nhau và tia nước không thể “len lỏi” vào được. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra tay phun nước có thể xoay chuyển tự do mà không bị cản trở bởi bát đĩa hay không.
Các vật dụng như tách, ly, nồi, chảo, những đồ dùng này nên được xếp úp ngược xuống và không chồng lên nhau. Đặc biệt, các loại nồi có đáy sâu cần phải đặt nghiêng để giúp thoát nước dễ hơn. Tương tự, các vật dụng cong hay lõm cũng nên được xếp nghiêng để dễ thoát nước.
Nguồn ảnh: Lorca.vn
Xếp kín, chặt không để dao, muỗng, nĩa... rơi ra trong quá trình rửa
Tiếp theo, cần chắc chắn rằng các vật dụng được xếp chặt để khi rửa không bị lật ngược lại. Tránh để đồ vật rơi ra khỏi đáy giỏ đựng, nhất là các đồ vật nhỏ. Tốt nhất bạn không nên cho vào vì chúng rất dễ bị rơi khỏi đáy giỏ. Đối với các vật dụng dài, bạn cần đặt nằm ngang ở phía trước giá. Đồng thời, các vật dụng có mũi nhọn như dao, muỗng, nĩa nên đặt vào giỏ và tay cầm hướng về đáy.
Luôn loại bỏ thức ăn thừa ra khỏi bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát
Những mảng thức ăn thừa bám lại trên chén bát sẽ dễ bị kẹt lại trong máy rửa bát gây hỏng máy. Vì vậy trước khi xếp đĩa, chén vào máy, bạn hãy bỏ hết thức ăn thừa trên chén đĩa để bảo đảm tuổi thọ của máy và nâng cao hiệu quả làm sạch.
Sử dụng các chương trình rửa một cách phù hợp
Máy rửa bát ngày nay tích hợp nhiều chức năng rửa khác nhau bao gồm chức năng rửa thông thường lẫn chức năng tăng cường. Bởi vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc lắng nghe ý kiến tư vấn từ đơn vị bán hàng để nắm chắc được các chức năng sử dụng của máy.
Ví như với những bát đĩa hay đồ dùng của con trẻ, lựa chọn chức năng rửa thường cộng thêm chức năng sấy diệt khuẩn để giúp cho bát đĩa được tiệt trùng sạch sẽ. Bên cạnh đó, nếu bát đĩa của bạn bám đầy những cặn bẩn dầu mỡ, hãy sử dụng chức năng rửa chuyên sâu để bát đĩa được vệ sinh một cách tốt nhất.
Nguồn ảnh: Finish® Vietnam
Sắp xếp bát đĩa vào máy rửa bát đúng cách
Không đặt chồng chén đĩa vào nhau hay đặt lên vật khác và không cho quá nhiều chén đĩa vào 1 ngăn đựng, dễ bị rơi và làm nghẽn nhánh nước, máy bơm. Những chiếc đĩa ở phía sau máy nên hướng mặt về phía trước, trong khi những chiếc đĩa ở phía ngoài nên hướng mặt vào trong. Điều này cho phép nước tiếp cận với chúng dễ dàng hơn. Đồng thời hãy lưu ý đến lượng bát đĩa bỏ vào máy, tránh quá tải và ảnh hưởng đến chất lượng tẩy rửa.
Không bỏ những vật dụng không thích hợp vào máy rửa bát
Một sai lầm mà nhiều người dùng máy rửa bát có thể mắc phải bao gồm cả việc cho tất cả mọi thứ từ thớt gỗ, hộp nhựa mỏng, ly champagne… vào máy. Tuy nhiên, chúng đều là những chất liệu được khuyến cáo không nên làm sạch với máy rửa bởi có thể bị chảy, trầy xước hoặc thậm chí hư hỏng.
Khi dùng bất kỳ loại máy rửa chén nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất cũng như kiểm tra danh sách các loại vật dụng phù hợp để làm sạch.
Không cho bát đũa sạch bẩn khác nhau vào cùng một mẻ
Tình trạng sạch bẩn của bát đĩa sẽ liên quan tới thời gian làm sạch chúng, có những loại sẽ phải làm sạch kỹ hơn. Vì vậy, trước khi cho bát đĩa vào máy rửa bát, bạn nên phân loại chúng theo mức độ sạch bẩn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi xếp bát đĩa bạn hãy làm đầy từ sau ra trước để làm tối đa hóa không gian, đặt dao, kéo hướng xuống dưới để tránh làm xước, hỏng máy rửa bát.
Không đặt vật dụng làm cản phần phun nước
Để máy được vận hành tốt nhất, bạn không nên đặt các vật dụng làm cản phần phun nước xoay khi máy đang hoạt động, cần đảm bảo rằng các cánh tay phun nước có thể quay bình thường và không có bất cứ vật cản nào.
Nguồn ảnh: Bếp Thái Sơn
Không để máy chạy quá tải
Một lưu ý khá quan trọng nữa là không nên quá cố nhồi nhét hết chén đĩa vào trong máy. Điều này sẽ gây quá tải lên hệ thống khiến máy phải hoạt động quá công suất làm máy nhanh xuống cấp.
Mặt khác, với lượng chén đĩa quá nhiều sẽ không còn chỗ trống cho các vòi phun nước bên trong hoạt động kém hiệu quả. Kết quả là chén bát không sạch và bạn phải tốn công sức khởi động máy thêm lần nữa.
Vệ sinh máy rửa bát thường xuyên
Nhiều người nghĩ máy rửa bát sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng thì những vết bẩn đã được làm sạch. Tuy nhiên, những cặn bẩn và dầu mỡ để lại có thể sẽ trở thành vi khuẩn gây ra tình trạng bị tắc nghẽn làm ảnh hưởng đến quá trình làm sạch và giảm tuổi thọ của máy. Theo các chuyên gia, để máy rửa bát luôn hoạt động tốt, điều quan trọng nhất là giữ cho máy sạch sẽ vì vậy việc vệ sinh thường xuyên là rất cần thiết.
Cách vệ sinh máy rửa bát hiệu quả sau Tết
Nguồn ảnh: Facts Therapy
Máy rửa chén cần được vệ sinh thường xuyên, cả bộ lọc lẫn các chi tiết bên trong thùng máy để máy có thể hoạt động trơn tru cũng như đảm bảo vệ sinh cho chén đĩa được rửa, bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình. Sau Tết, nếu máy rửa bát của gia đình bạn phải hoạt động hết công suất thì hãy vệ sinh nó thật cẩn thận và sạch sẽ bằng cách sau:
Đầu tiên, nếu muốn lau sạch bề mặt bên trong máy, hãy dùng miếng vải mềm và pha với một chút giấm để lau.
Đối với bề mặt bên ngoài của máy, bạn có thể dùng vải mềm, nhúng vào nước xà phòng ấm và vệ sinh.
Ron cửa xài lâu ngày có thể bị ám mùi, do đó bạn nên vệ sinh bằng miếng bọt biển ẩm để tránh hình thành mùi hôi.
Ngoài ra, các chi tiết như bộ lọc chất bẩn cũng như cánh tay phun nước cũng cần được làm vệ sinh mỗi tháng một lần để loại bỏ mùi hôi do vết bẩn bám lâu ngày, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm hiệu quả tối ưu.