Doanh nghiệp

Đề án cơ cấu lại EVN: Đề xuất Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn

Theo đề án được xây dựng, EVN sẽ được phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi. Đề án cũng đưa ra kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại công ty mẹ và tỷ lệ nắm giữ, thoái vốn tại các đơn vị thành viên nhằm bảo toàn, phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn EVN đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước kiến nghị Thủ tướng xem xét để Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc lập Công ty TNHH MTV do Nhà nước giữ 100% vốn, nhằm đáp ứng tái cơ cấu ngành điện, phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng.

Đề án cơ cấu lại EVN: Đề xuất Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn - Ảnh 1.

Công ty thủy điện Ialy vẫn nằm trong công ty mẹ - EVNNguồn: gialai.gov.vn

Theo tờ trình đề án, có 15 đơn vị giữ nguyên tổ chức, cơ cấu hoạt động và nằm trong cơ cấu công ty mẹ - EVN. Trong đó, có 7 công ty thủy điện (Sơn La, Hòa Bình, Ialy, Trị An, Tuyên Quang, Sê San, Huội Quảng - Bản Chát), các Ban Quản lý dự án điện 1, 2, 3; Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN; Công ty Mua bán điện (EPTC); Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin; Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN và Trung tâm Thông tin Điện lực.

Các doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ là Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội; Tổng Công ty Điện lực TPHCM; Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm