Có bao giờ bạn thấy mỗi người đều có một giờ giấc sinh hoạt riêng không hề giống nhau chưa? Giả dụ như một người họ chỉ thực sự năng suất khi làm việc buổi tối, đêm, còn có người chỉ năng suất vào buổi sáng. Chúng ta vẫn thường dùng tên gọi "cú đêm" hay "chim sớm" để chỉ sự khác biệt này.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Michael Breus lại cho rằng có đến 4 kiểu đồng hồ sinh học, tương ứng với 4 nếp sống nếp sinh hoạt của con người. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi mà kiểu đồng hồ sinh học cũng khác nhau.
Dưới đây là 4 kiểu đồng hồ sinh học với 4 loài vật đặc trưng (Gấu, sói, cá heo, sư tử - theo Casper) và lịch trình lý tưởng cho từng kiểu để bạn có thể biết bạn thuộc nhóm nào để có thể điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt của bản thân một cách tốt nhất.
Nhóm gấu
Đây là nhóm phổ biến nhất chiếm tới 55% dân số trên thế giới. Nhóm này có đặc điểm sẽ làm việc hết năng suất vào buổi sáng và giảm dần lúc xế chiều. Cụ thể, người thuộc nhóm này hoạt động hiệu quả nhất vào buổi sáng và thường sẽ phải vật lộn với tình trạng sa sút vào buổi chiều sau bữa trưa, thường vào khoảng 2–4 giờ chiều.
Nếu nhóm này không được ngủ đủ giấc vào ban đêm thì ngày hôm sau cũng khó để tỉnh táo mà làm việc. Vì vậy, nếu thuộc nhóm này bạn có thể bắt đầu ngày mới sớm để có nhiều thời gian giải quyết công việc và chú ý nghỉ ngơi sớm.
Lịch trình lý tưởng của nhóm này như sau:
7h-8h: Thức dậy.
10h-14h: Tập trung làm việc lúc này sức sáng tạo nhiều nhất.
14h-16h: Làm những công việc nhẹ nhàng hơn.
16h-22h: Thư giãn và nghỉ ngơi.
22h-23h: Chuẩn bị đi ngủ.
23h-7h sáng: Ngủ.
Nhóm sói
Nhóm sói chiếm 15% dân số thế giới, nhóm thường là những người thức muộn trái ngược hoàn toàn với nhóm gấu. Người thuộc nhóm này sẽ thường dậy trễ, thích thức khuya và giải quyết công việc khi nhóm gấu bước vào thời gian nghỉ ngơi. Thời gian năng suất nhất của người thuộc nhóm này là sau 14h và sáng tạo nhất vào khoảng 17h trở lên.
Nếu bạn là nhân viên văn phòng mà không yêu cầu đi làm sớm thì bạn có thể tham khảo lịch trình lý tưởng sau để có thể hoạt động và sinh hoạt một cách lành mạnh.
7h30-9h: Thức dậy.
10h-12h: Xử lí những công việc đơn giản.
12h-14h: Tập trung những công việc có độ khó cao.
14h-17h: Xử lí những công việc đơn giản.
17h-21h: Làm những công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo.
21h-22h: Thư giãn.
22h-12h sáng: Chuẩn bị ngủ.
12h-7h30: Ngủ.
Nhóm sư tử
Về đặc điểm sinh hoạt của nhóm sư tử khá giống nhóm gấu, nhóm này chiếm khoảng 15% dân số. Ở nhóm này họ có mức năng lượng để có thể hoàn thành khối công việc lớn trước bữa trưa và thức dậy sớm là điều dễ dàng đối với nhóm này. Tuy nhiên, năng lượng sẽ giảm dần vào đầu giờ chiều. Vì vậy để cải thiện, nếu thuộc nhóm sư tử thì bạn có thể cân nhắc về giấc ngủ trưa để có thể nạp lại năng lượng.
Vì thức dậy sớm nên việc nạp năng lượng lại khá quan trọng, vì vậy nhóm này nên ngủ trưa và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối. Thường thì nhóm này sẽ là người đến sớm ở văn phòng. Vào buổi chiều thì nên giải quyết những công việc nhẹ nhàng. Lịch trình lý tưởng của nhóm sư tử như sau:
6h-7h: Thức dậy.
8h-12h: Tập trung giải quyết gần hết công việc.
12h-16h: Giải quyết những công việc nhẹ nhàng.
16h-21h: Nghỉ ngơi và thư giãn.
21h-22h: Chuẩn bị đi ngủ.
22h-6h: Ngủ.
Nhóm cá heo
Không giống như những nhóm khác nhóm này rất khó để đi ngủ và rất khó để thức dậy. Nhóm này chỉ chiếm khoảng 10% dân số, họ đạt năng lượng cao nhất vào giữa buổi sáng khoảng từ 10h trở ra. Tuy nhiên nhóm này thời gian sáng tạo khó xác định được, nó có thể là bất cứ thời điểm ngẫu nhiên nào đó trong ngày.
Nếu thuộc nhóm cá heo, bạn sẽ thấy tập trung và năng suất nhất từ gần trưa đến chiều, vì vậy buổi sáng chỉ để làm những việc nhẹ nhàng. Đối với nhóm này thì việc ngủ trưa là cần thiết bởi nếu không thì sau khoảng 16h cơ thể sẽ khá uể oải, khó tập trung.
Lịch trình lí tưởng của nhóm này:
6h30-7h30: Thức dậy.
8h-10h: GIải quyết những công việc nhẹ nhàng.
12h-16h: Làm những công việc đòi hỏi sự tập trung và trí óc.
16h-22h: Làm việc nhẹ nhàng và thư giãn.
22h-23h30: Chuẩn bị đi ngủ.
0h-6h30: Ngủ.
Mỗi kiểu đồng hồ sinh học đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Từ những đặc điểm nếu trên bạn có thể xác định bạn thuộc kiểu nào để có thể điều chỉnh sắp xếp công việc một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi và nạp năng lượng.