Loại dầu mỡ tệ nhất khiến cholesterol tăng vọt là dầu cọ
Nói về việc ăn dầu mỡ khiến lượng cholesterol tăng vọt bất thường, người ta thường nghĩ ngay đến mỡ lợn. Trong thực tế, mỡ lợn lành mạnh hơn những gì bạn tưởng. Ảnh hưởng đến cholesterol trong cơ thể cũng vậy. Giới khoa học mới đây khẳng định loại dầu mỡ tệ nhất khiến cholesterol tăng vọt không phải mỡ lợn mà là dầu cọ.
Loại dầu siêu độc hại cho cholesterol mang tên dầu cọ!
Có thể nói, khi bàn về các vấn đề tim mạch, cholesterol cao là một trong những mối đe dọa lớn nhất. Bởi, khi mức cholesterol quá cao, cơ thể bạn sẽ tích tụ chất béo làm tắc nghẽn dòng chảy của máu.
CDC cho biết, tắc động mạch có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Đây là hai trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ.
Cholesterol cao thực sự không phải là vấn đề hiếm gặp. Từ năm 2015 đến năm 2018, khoảng 12% người Mỹ trên 20 tuổi có mức cholesterol "xấu" (LDL) cao và mức cholesterol "tốt" (HDL) thấp. Điều này có thể là do một số yếu tố như chế độ ăn uống kém lành mạnh, lười vận động hoặc uống quá nhiều rượu và hút thuốc.
Dầu cọ là một trong những loại dầu tồi tệ nhất đối với mức cholesterol vì có chứa lượng chất béo bão hòa khổng lồ.
Trong đó, một nghiên cứu từ Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho thấy, dầu cọ là một trong những loại dầu tồi tệ nhất đối với mức cholesterol vì có chứa lượng chất béo bão hòa khổng lồ.
Vì sao dầu cọ cực kỳ có hại cho mức cholesterol trong cơ thể?
Nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho thấy, việc sử dụng dầu cọ làm tăng đáng kể mức cholesterol LDL. Nhất là khi so sánh với những loại dầu thực vật khác, nó có lượng chất béo bão hòa lớn hơn hẳn.
Theo Harvard Health, chất béo bão hòa được tìm thấy trong dầu cọ, dầu dừa, thịt đỏ, bơ và hầu hết các loại kem, có hại cho sức khỏe tổng thể của bất cứ ai. Điều quan trọng là cần ăn uống điều độ. Và mặc dù chúng không "xấu" như chất béo chuyển hóa nhưng vẫn được chứng minh là có thể làm tăng mức cholesterol.
Chất béo bão hòa được tìm thấy trong dầu cọ, dầu dừa, thịt đỏ, bơ và hầu hết các loại kem, có hại cho sức khỏe tổng thể của bất cứ ai.
Những loại dầu nào có thể dùng để thay thế dầu cọ?
Thay thế dầu cọ bằng những loại dầu chứa chất béo không bão hòa sẽ giúp giảm cholesterol. Trong một phân tích năm 2018 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Lipid, các nhà nghiên cứu phát hiện những loại dầu sau được coi là tốt nhất để giảm cholesterol:
1. Dầu hướng dương
Dầu hướng dương chứa các axit béo không no với hàm lượng cao như linoleic (axit linoleic 68%), mid-oleic (axit oleic 65%), oleic (axit oleic 82%) và axit stearic/oleic (axit oleic 72%).
Loại dầu này còn chứa hàm lượng omega-6 và omega-9 cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp tế bào, mô khỏe mạnh hơn.
Dầu hướng dương chứa các axit béo không no.
2. Dầu hạt cải
Loại dầu này chứa ít mỡ chuyển hóa, giàu axit béo omega-3 và omega-6. Do đó, dầu hạt cải được mệnh danh là loại dầu giảm cholesterol thuộc hàng top trong chế biến, nấu nướng các món chiên xào.
3. Dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh có hàm lượng omega-3 cao, có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Các nghiên cứu đều cho thấy, dùng hạt lanh hàng ngày giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL hay còn gọi là cholesterol "xấu".
Dầu hạt lanh có hàm lượng omega-3 cao, có khả năng chống viêm mạnh mẽ.
Tóm lại, cho dù hiện tại bạn đang phải vật lộn với tình trạng cholesterol cao hay phát hiện mình đã mắc bệnh, việc lựa chọn dầu ăn hàng ngày có thể tạo ra sự khác biệt.
Nên là, thay vì dùng bơ hay dầu cọ để nấu nướng, hãy thay bằng dầu hạt cải, dầu hướng dương... Bạn sẽ cảm nhận thấy rõ sự thay đổi về lượng cholesterol trong cơ thể.
Sau tuổi 50, bạn không nên dùng những thực phẩm nào để ổn định cholesterol?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia), người có cholesterol cao, nhất là người ở độ tuổi 50 trở đi, không nên:
Mỗi ngày không nên ăn quá 5g muối để giữ lối ăn uống lành mạnh.
- Ăn quá nhiều muối. Mỗi ngày không nên ăn quá 5g muối để giữ lối ăn uống lành mạnh.
- Đồ uống có cồn.
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường.
- Đồ ăn nhanh.
- Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như nội tạng động vật, thịt mỡ, thịt có gân, da động vật... Với thịt đỏ, lòng đỏ trứng cần ăn hạn chế.