Kỹ năng sống

Đầy bụng, chán ăn hậu Covid-19, F0 tận dụng ngay 1 thứ có đầy trong bếp: Rẻ bèo, pha nước nóng uống buổi sáng thì lợi ích đầy người

BSCK2. Trần Kiều Miên - Phó Chủ tịch hội khoa học tiêu hóa Việt Nam cho biết, SARS-CoV-2 có thể tấn công các tế bào thông qua hệ thống men chuyển ACE2. Men này có mặt tại hầu hết các cơ quan trong cơ thể người, bao gồm cả hệ tiêu hóa, theo trang Sức khỏe & Đời sống.

ACE2 là một chất điều hòa quan trọng, giúp ổn định acid amin ở trong thức ăn, kiểm soát sự hấp thu natri cũng như các acid amin. Đây là khởi đầu cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 đến đường tiêu hóa

Khi SARS-CoV-2 tấn công ACE2 khiến cơ thể giảm hấp thu các acid amin có lợi, giảm hàng rào kháng khuẩn, yếu tố bảo vệ và dẫn đến loạn khuẩn đường tiêu hóa.

Điều này có thể dẫn tới các triệu chứng tiêu hóa điển hình như là: 

Tiêu chảy

Chán ăn, ăn không ngon

Nôn và buồn nôn

Hội chứng ruột kích thích

Rối loạn vi khuẩn ở đường ruột…

Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ nhẹ, trung bình, nặng, thậm chí kéo dài tới sau khi khỏi COVID-19. Từ chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, buồn nôn dẫn đến suy dinh dưỡng. Thậm chí, nguy cơ bị loét dạ dày cũng tăng lên.

Đầy bụng, chán ăn hậu Covid-19, F0 tận dụng ngay 1 thứ có đầy trong bếp: Rẻ bèo, pha nước nóng uống buổi sáng thì lợi ích đầy người - Ảnh 1.

Tất cả những điều này đều dẫn đến hậu quả là làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Ảnh: Internet

Đầy bụng, chán ăn, buồn nôn nên xử trí thế nào? Tận dụng ngay 1 thứ có nhiều trong bếp Việt

Theo chuyên gia, có thể điều trị buồn nôn hậu COVID-19 bằng thuốc hoặc thông qua các phương pháp không dùng thuốc.

Để được cấp thuốc chống nôn, thuốc chữa trị đường tiêu hóa, nên đi thăm khám tại bệnh viện uy tín, được kê đơn và sử dụng đúng liều lượng, cách thức. 

Với các biện pháp không dùng thuốc, có thể tham khảo:

- Bấm huyệt: Ấn, xoa bóp lên huyệt Neiguan trên lòng bàn tay có thể giúp giảm buồn nôn và nôn, kích thích tiêu hóa tốt hơn.

- Ăn đồ dễ tiêu, chia làm nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều vào một bữa dễ gây nôn.

- Nên ăn đồ ăn tự chế biến, hạn chế ăn đồ chế biến sẵn.

- Đặc biệt, có thể dùng nước gừng tinh luyện, hoặc pha nước gừng nóng uống rất tốt cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Gừng là thực phẩm rất phổ biến tại Việt Nam, thường có trong bếp của mỗi gia đình nên đây là phương pháp dễ, không tốn kém thực hiện với đa số người.

Đầy bụng, chán ăn hậu Covid-19, F0 tận dụng ngay 1 thứ có đầy trong bếp: Rẻ bèo, pha nước nóng uống buổi sáng thì lợi ích đầy người - Ảnh 2.

Có thể dùng gừng để làm thuyên giảm các cơn buồn nôn, khó tiêu. Ảnh: Internet

Tác dụng của 1 cốc nước gừng nóng vào buổi sáng

Giảm căng thẳng, buồn nôn

Gừng giúp làm dịu đi những cơn đau dạ dày, khó chịu, buồn nôn đến từ nhiều nguyên nhân bằng cách phá vỡ và loại bỏ khí tích tụ trong ruột. Gừng cũng có hiệu quả với các triệu chứng say sóng, buồn nôn do hóa trị, thai nghén…

Ngăn chặn sự phát triển của vi trùng, vi khuẩn, virus

Một số hợp chất hóa học trong gừng tươi giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn như E.coli và shigella hoặc ngăn chặn các virus như RSV.

Chữa đầy bụng, khó tiêu

Những người bị đầy hơi, khó tiêu nên uống hai ly trà gừng thì sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm cảm giác khó chịu đến từ hệ tiêu hóa.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Gừng có sức mạnh kháng khuẩn với các hợp chất hoạt động như gingerols, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, gây ra mùi hôi miệng. 

Giảm đau nhức cơ bắp

Nhiều người cảm thấy đau nhức cơ bắp, chân tay trong và sau khi mắc Covid-19, có thể sử dụng gừng để góp phần thuyên giảm những cơn đau này theo thời gian. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị đau cơ do tập thể dục khi uống nước gừng sẽ ít đau hơn vào ngày hôm sau so với những người không uống.

Đầy bụng, chán ăn hậu Covid-19, F0 tận dụng ngay 1 thứ có đầy trong bếp: Rẻ bèo, pha nước nóng uống buổi sáng thì lợi ích đầy người - Ảnh 3.

Giảm các triệu chứng viêm khớp

Các chất chống viêm trong gừng có tác dụng hỗ trợ giảm sưng, giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Khi uống một cốc nước gừng, hoặc sử dụng gừng nén/miếng dán trên da, các triệu chứng đau do viêm khớp có thể thuyên giảm.

Kiểm soát ung thư

Theo kết quả của một số nghiên cứu, trong gừng có một số phân tử hoạt tính sinh học, có thể làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tiền liệt tuyến.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng gừng có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, nhờ vậy kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Giảm đau kinh nguyệt

Theo một số nghiên cứu, những phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy ít đau hơn khi sử dụng 1.500 miligam bột gừng mỗi ngày một lần trong 3 ngày đầu, so với những phụ nữ không dùng.

Giảm cholesterol và chống lại bệnh tật

Gừng chứa chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa căng thẳng, rất tốt cho sự phát triển của tế bào, sức đề kháng của cơ thể. Do đó, thường xuyên sử dụng nước gừng nóng có thể giúp bạn chiến đấu với mức cholesterol xấu. Chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim và các bệnh về phổi.

Bên cạnh đó, khi khó tiêu, buồn nôn, cần lưu ý những điều sau:

- Chú ý các triệu chứng khác của hội chứng hậu COVID-19. Nên tham vấn bác sĩ nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài và có xu hướng tăng lên.

- Ngồi dậy, hơi ngả người về phía sau hoặc di chuyển khi có cảm giác đầy bụng, buồn nôn.

- Mở cửa sổ hoặc ngồi trước quạt. Bởi không khí mát mẻ sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu.

- Chườm mát bằng khăn ấm đặt sau gáy để ổn định nhiệt độ, giảm tình trạng khó chịu.

- Hít thở sâu, thư giãn nếu buồn nôn do căng thẳng, lo âu quá mức.

*Tổng hợp (SK&ĐS, Sohu, 163)

Đầy bụng, chán ăn hậu Covid-19, F0 tận dụng ngay 1 thứ có đầy trong bếp: Rẻ bèo, pha nước nóng uống buổi sáng thì lợi ích đầy người - Ảnh 4.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm