Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững thực hành ESG, nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang dành nhiều ưu tiên cũng như phối hợp với các nguồn lực, tổ chức khác nhau để hỗ trợ trẻ em phát huy tối đa tiềm năng, phát triển toàn diện về mọi mặt thể lực, trí lực và tâm lực.
Quan tâm đến trẻ em – vừa là mục tiêu vừa là động lực trong sự phát triển bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) thuộc Chương trình nghị sự 2030 được xây dựng và nhất trí thông qua để hỗ trợ các nước xác định mục tiêu giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Trẻ em là đối tượng quan trọng của SDG, được bao trùm và đề cập trực tiếp trong nhiều mục tiêu (như giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe) hoặc gián tiếp (như phát triển kinh tế hoặc môi trường).
Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra con số ước tính, một trẻ sinh ra ở Singapore sẽ có năng suất lao động đạt 88% ở tuổi trưởng thành nếu được giáo dục đầy đủ và có sức khỏe tốt. Trong khi đó, ở châu Phi (vùng cận sa mạc Sahara), một đứa trẻ sẽ chỉ đạt 40% năng suất. Trên toàn cầu, 57% trẻ em sinh ra hiện nay sẽ chỉ phát huy được một nửa năng suất có thể khi trưởng thành. Số liệu trên cho thấy, một quốc gia muốn theo đuổi chiến lược phát triển bền vững không thể không quan tâm tới chính sách phát triển toàn diện trẻ em. Đối với những nước phát triển như Anh, Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản..., thông báo trên của WB không có gì mới mẻ, bởi từ lâu nhiều quốc gia đã đưa chính sách phát triển toàn diện trẻ em thành một trong những trọng tâm chiến lược của phát triển bền vững.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC) năm 1990. Theo đó, đường lối nhất quán của Chính phủ là đặt trẻ em vào trọng tâm ưu tiên của đầu tư cho xã hội, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển bền vững và chuẩn bị tốt nhất cho nguồn nhân lực nhằm tạo nên một thế hệ công dân tương lai có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển.
Việt Nam có lợi thế là một trong những điểm sáng của khu vực về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua công tác chăm lo trẻ em, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam triển khai tích hợp quyền trẻ em vào thực hành S (Sustainability) – Yếu tố Xã hội của bộ chỉ tiêu ESG trong hoạt động kinh doanh bền vững. Đây vừa là mục tiêu cũng vừa là động lực để góp phần phát triển xã hội, cộng đồng từ các doanh nghiệp. Masterise Group đã công bố chương trình "Build A Better Future" từ tháng 4/2022 bao gồm ba lĩnh vực: môi trường sống – giáo dục – cứu trợ nhân đạo.
Để khởi động chương trình quy mô lớn, dài hạn và bài bản này, tập đoàn này hợp tác chiến lược dài hạn với Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) nhằm triển khai dự án "Innovation for Children – Sáng kiến thay đổi tương lai”. Dự án này hướng đến mục tiêu cải thiện môi trường sống, nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giới thiệu và áp dụng các giải pháp công nghệ mới như Thư viện số toàn cầu hay Nhà vệ sinh không phát thải …
Học sinh dân tộc Khmer sử dụng sách kỹ thuật số bằng tiếng Khmer và tiếng Việt từ Thư viện số toàn cầu trong khuôn khổ dự án ‘Innovation for Children – Sáng kiến thay đổi tương lai” do UNICEF triển khai tại Sóc Trăng, với sự hỗ trợ của Masterise Group. Nguồn ảnh: UNICEF Việt Nam
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Mặc dù có nhiều lợi thế và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong các hoạt động cộng đồng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đối mặt với không ít thách thức trước sự phát triển của công nghệ số, biến đổi của môi trường sống… Việc chưa đủ kiến thức cũng như các sách lược liên quan đã thôi thúc nhiều doanh nghiệp Việt tìm kiếm những đối tác toàn cầu cho đến trong nước để chung tay hợp lực phát triển bền vững. Và trên thực tế Masterise Group cũng là một trong số nhiều doanh nghiệp nhận được sự chung sức từ các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để khởi động chương trình quy mô lớn, dài hạn, bài bản và đã có được những thành công bước đầu.
Với sứ mệnh được nêu trong Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, UNICEF đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam 1975 và các bên liên quan nhằm bảo đảm tiếp cận giáo dục cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ em, phòng, chống bạo hành, xâm hai, bóc lột trẻ em, cũng như tăng cường năng lực của các cơ quan Chính phủ trong việc xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp với lợi ích của trẻ em. Thông qua quá trình hợp tác với gần 40 đối tác vào năm 2023, các chương trình của UNICEF Việt Nam đã tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, UNICEF đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội nhằm hỗ trợ bảo vệ trẻ em trước những vấn đề như: biến đổi khí hậu, các vấn đề bạo lực, giáo dục, sinh tồn và phát triển của trẻ em Việt Nam.
UNICEF hoạt động tại Việt Nam từ năm 1975 nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của mọi trẻ em Việt Nam. Nguồn ảnh: UNICEF Việt Nam
Trong buổi gặp mặt vào tháng 3 vừa qua của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Giám đốc Điều hành UNICEF Catherine Russell tại New York, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân mong rằng UNICEF tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, huy động nguồn lực giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030, Chương trình quốc gia Việt Nam - UNICEF giai đoạn 2022-2026, các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc….
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp gỡ bà Catherine Russell, Giám đốc Điều hành Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF). Nguồn ảnh: https://x.com/unicefchief/status/1767583847141478722
Như vậy, với mối tương quan của Chính Phủ - Doanh nghiệp cùng các tổ chức uy tín về trẻ em như UNICEF, các chương trình phát triển bền vững cùng cộng đồng mà trọng tâm là trẻ em của các doanh nghiệp sẽ được đi xa hơn, có chiều sâu hơn.