Công nghệ

Dấu ấn của FPT Telecom sau 25 năm Internet vào Việt Nam

Năm 1997, khi Internet chính thức đưa vào khai thác sử dụng ở Việt Nam, FPT Telecom trở thành một trong 4 ISP đầu tiên được cấp phép. Những ngày đầu tiên, 4 người làm việc trong căn phòng 6 m2, tài sản quý nhất là chiếc PC Server IBM với 12 modem xếp chồng. Dẫu vậy, FPT Telecom vẫn mang hoài bão lớn: định hình các chuẩn mực cao nhất trong lĩnh vực Internet trong nước.

Viết trang mới cho lịch sử ngành viễn thông

Những hình ảnh đầu tiên của FPT Telecom chỉ với 4 nhân sự.

Những hình ảnh đầu tiên của FPT Telecom chỉ với 4 nhân sự. Ảnh: FPT Telecom

Trong bối cảnh khái niệm về Internet còn quá mới lạ với đa số người dân, việc quyết tâm đầu tư vào dịch vụ cung cấp mạng được xem là bước đi vô cùng liều lĩnh. Đã có rất nhiều người hoài nghi về sự thành công của FPT Telecom và cho rằng công ty sẽ sớm phá sản chỉ sau vài tháng trả tiền thuê nhà.

Không nản chí, công ty bắt đầu xây dựng một mạng diện rộng mang tên Trí tuệ Việt Nam cho phép người sử dụng khai thác miễn phí tài nguyên thông tin với thủ tục đăng ký đơn giản. Công ty khi đó đã có những bước khởi sắc khi được đánh giá là thành công trong việc đưa ra những khái niệm đơn giản về World Wide Web, chat, diễn đàn thảo luận trực tuyến...

FPT Telecom tổ chức hội nghị năm 1997.

Đơn vị tổ chức hội nghị năm 1997. Ảnh: FPT Telecom

Thời kỳ đầu, mạng cung cấp dưới dịch vụ dial -up (truy cập gián tiếp thông qua đường dây điện thoại) với hình thức tương đối phức tạp. Cũng chính Viễn thông FPT đã đưa ra ý tưởng thanh toán bằng thẻ cào nhanh gọn và tiện lợi. Năm 2002, FPT Internet là nhà cung cấp dịch vụ dial-up lớn thứ hai ở Việt Nam, với một tỷ phút truy cập Internet.

Thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như tiềm lực kinh tế, FPT Telecom bước vào thời kỳ phải đếm sự tồn tại theo đơn vị tuần. Đơn vị vẫn phải thuê đường truyền của các nhà cung cấp lớn trong ngành viễn thông thời điểm đó.

Những sự chuyển biến to lớn chỉ thật sự xuất hiện khi FPT Telecom thay đổi mô hình công ty để có giấy phép thiết lập hạ tầng vào năm 2005. Từ đó, lịch sử ngành viễn thông Việt Nam "sang trang mới", khi hàng loạt các công ty khác cũng đầu tư vào xây dựng hạ tầng.

Những dấu ấn nổi bật

Trong công cuộc phát triển hạ tầng, FPT Telecom buộc phải tạo lối đi riêng để tạo ra sự khác biệt. Trong thập kỷ đầu tiên, công ty đã cho ra đời các gói ADSL với giá cước phù hợp với người dùng Việt. Đây cũng là đơn vị tiên phong khai thác dịch vụ Internet tốc độ cao bằng kết nối cáp quang (FTTH) với tốc độ tải lên đến 10 gigabit mỗi giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (20 megabit mỗi giây). Những nỗ lực này góp phần tạo nên xu hướng dịch chuyển và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Internet, kích thích lượng người dùng tăng gấp gần 7 lần chỉ trong 5 năm, từ 2003 đến 2008.

Năm 2012, FPT Telecom hoàn thiện tuyến trục Bắc - Nam với tổng chiều dài 4.000 km đi qua 30 tỉnh thành. Năm 2015, công ty là một trong những đơn vị tiên phong chuyển đổi hạ tầng từ cáp đồng sang cáp quang; triển khai chuyển đổi giao thức liên mạng IPv6.

Những cố gắng, nỗ lực đã thu được "quả ngọt": triển khai thành công kết nối mạng cho một triệu hộ gia đình tại Việt Nam trong năm 2017. Con số này góp phần giúp nước ta vươn lên đứng thứ 17 thế giới về chuyển đổi giao thức liên mạng Ipv6.

2017 cũng là năm đầu tiên đơn vị ra mắt gói Internet tốc độ nhanh nhất Việt Nam SOC - 1 Gbps. Nhà mạng tạo ra đa dạng gói dịch vụ với nhiều mức giá hợp lý, đi kèm khuyến mại mới mẻ. Nhờ vậy FPT Telecom vào Top 5 Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong suốt một thập kỷ.

FPT Telecom tại buổi vinh danh các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam năm 2017.

Ông Trương Gia Bình (thứ ba từ trái sang), đại diện công ty tại buổi vinh danh các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam năm 2017. Ảnh: FPT Telecom

25 năm qua, mọi sản phẩm, dịch vụ của FPT Telecom đều được phát triển dựa trên những nhu cầu thực tế của người dùng. Đơn vị cung cấp gói cước đa dạng từ khách hàng cá nhân đến doanh nghiệp. Những công nghệ mới trong dịch vụ Internet liên tục được Viễn thông FPT đầu tư mạnh mẽ như ra mắt gói cước LUX trên nền tảng Wi-Fi 6 có tốc độ cao dù nhiều người truy cập cùng lúc; tích hợp tính năng bảo mật F-Safe tạo ra môi trường Internet an toàn...

Song song với việc phát triển hạ tầng, công ty đã đầu tư và đưa ra thị trường hàng loạt dịch vụ điện toán đám mây. Hiện, đơn vị có 4 Trung tâm dữ liệu (Data Center) quy mô lớn nhất tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tối đa các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi về: hạ tầng, ứng dụng, quản lý, an toàn thông tin... Các trung tâm dữ liệu của FPT Telecom đều đạt chứng chỉ quốc tế Uptime Tier III.

Viễn thông FPT 25 năm đồng hành Internet Việt Nam - 3

Các nhân viên tại quầy giao dịch của FPT Telecom. Ảnh: FPT Telecom

Nhìn lại hành trình 25 năm xây dựng và phát triển, đại diện FPT Telecom cho biết đến nay công ty đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến. Không chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ Internet và các giải pháp công nghệ mới, sứ mệnh lớn hơn đến từ kết nối con người, xóa nhòa khoảng cách địa lý, góp phần giúp xã hội vận hành linh hoạt, thông minh hơn nhờ mạng kết nối phủ sóng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Chính tinh thần dám thử thách và sẵn sàng thất bại đã góp phần tạo ra diện mạo mới của Internet Việt Nam với dịch vụ tốt hơn, nội dung phong phú, đa dạng hơn trên nền tảng hạ tầng hiện đại.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm