Doanh nghiệp

Đằng sau sự tăng trưởng hơn 60% tài khoản kinh doanh của Viber năm 2022

Theo một thống kê gần đây, trung bình, mỗi người dùng Việt Nam sẽ dành ra 3 giờ 32 phút để truy cập internet trên điện thoại.

Đáng chú ý, đến 58% người tiêu dùng tin rằng nhắn tin là cách nhanh nhất để giao tiếp với các nhãn hàng. Và các nhãn hàng cũng đang dần hiểu xu hướng và lợi ích của việc hiện diện trên các ứng dụng nhắn tin: hơn ¾ doanh nghiệp đã bắt đầu nhắn tin cho các khách hàng của mình trong suốt thời gian qua cũng như có những kế hoạch cụ thể cho việc này.

Trao đổi với chúng tôi ngay đầu năm 2023, đại diện Viber cho rằng người tiêu dùng hiện đại có xu hướng tin tưởng các cuộc trò chuyện thực tế nhiều hơn là những tin nhắn một chiều thông thường và đây là một trong những yếu tố góp phần trong sự phát triển của ngành thương mại điện tử (TMĐT).

Khảo sát về Lựa chọn của Người Tiêu Dùng thực hiện bởi LivePerson năm 2021 cho thấy, 73% người tiêu dùng thích được giao tiếp với các nhãn hàng thông qua tin nhắn nhiều hơn là gọi điện thoại. “Kiểu như mới ngày hôm qua thôi thì TMĐT là một cái gì đó rất là mới mẻ nhưng sang đến hôm nay thì nó đã có mặt trong mọi chủ đề câu chuyện”.

Hay theo Decision Lab vào năm 2021, Việt Nam là thị trường thương mại đàm thoại xếp hạng thứ 2 với 36% người dùng mua hàng qua tin nhắn và 53% sử dụng thương mại đàm thoại ở một số giai đoạn trong quá trình mua hàng.

Và xu hướng này mang đến thách thức lẫn những cơ hội mới cho các nhãn hàn, như là có những kết nối tốt hơn với khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi để từ đó tăng doanh số bán hàng. Kết quả thu được là ngày càng có nhiều nhãn hàng quan tâm đến Viber Business message: năm nay, số lượng nhãn hàng xây dựng các cuộc đối thoại với khách hàng của mình thông qua Viber Business đã tăng trưởng đáng kể trên toàn cầu như tăng 171% tại Croatia, 91% tại Serbia, 83% tại Philippines, mở đường cho Việt Nam phát triển theo sau.

Tính đến cuối năm 2022 tại Việt Nam, Viber ghi nhận mức tăng trưởng 60% về số lượng tài khoản tin nhắn kinh doanh mới được tạo so với số lượng người mới đăng ký vào năm 2021. Số lượng tin nhắn kinh doanh được gửi đi tăng 48%, tin nhắn quảng cáo tăng mạnh đến 107%.

Đằng sau sự tăng trưởng hơn 60% tài khoản kinh doanh của Viber năm 2022 - Ảnh 1.

Ở diễn biến khác, chia sẻ về tương lai của ứng dụng tin nhắn, một thực tế ghi nhận ngày nay mọi người không còn muốn sử dụng riêng lẻ hàng chục ứng dụng cho các nhu cầu khác nhau. Theo nghiên cứu mới nhất của Q&Me với chủ đề “Mức độ phổ biến của ứng dụng di động Việt Nam 2022” cho thấy người dùng Việt Nam dành hơn 6 giờ mỗi ngày để sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh của họ. Nhưng họ chỉ dành gần 1/3 thời gian chỉ cho 3 ứng dụng hàng đầu mà họ quan tâm, và gần một nửa thời gian cho một ứng dụng duy nhất. Đồng nghĩa, ngày nay, mọi người tìm kiếm một cổng dẫn đến nhiều lựa chọn.

Với những luận điểm trên, trong chiến lược từ năm 2023, Viber sẽ tập trung phát triển tài khoản thương mại sẽ là tài khoản chuyên dụng nơi lưu trữ tất cả thông tin kinh doanh, dịch vụ và trò chuyện trên Viber dưới một thực thể meta kinh doanh duy nhất.

Xa hơn, Viber được biết cũng hướng tới việc hoàn thiện trải nghiệm người dùng của mình, Business Inbox sẽ là một thư mục duy nhất, có thể truy cập trực tiếp từ màn hình trò chuyện thông thường, nơi người dùng có thể lưu giữ tất cả các cuộc hội thoại với nhãn hàng của họ. Tại đây sẽ cung cấp một không gian dành riêng cho sự tương tác giữa người dùng với nhãn hàng và giúp cải thiện trải nghiệm của người mua hàng, khuyến khích sự tham gia và xây dựng lòng trung thành với nhãn hàng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm