Tài chính

Đắng của phương Tây: Hàng loạt công ty năng lượng bị các nhà sản xuất hàng đầu thế giới ‘quay lưng’, tăng cường bán mặt hàng then chốt sang Nga và Trung Quốc

Đắng của phương Tây: Hàng loạt công ty năng lượng đối mặt khủng hoảng nguồn cung, các nhà sản xuất hàng đầu thế giới ‘quay lưng’, tăng cường bán mặt hàng then chốt sang Nga và Trung Quốc- Ảnh 1.

Một lò phản ứng hạt nhân tại Mỹ.

Các công ty năng lượng của Mỹ và Châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung uranium khi nhu cầu về năng lượng hạt nhân tăng vọt. Đây là nguồn nhiên liệu cung cấp cho mọi thứ từ điện gia dụng đến trung tâm dữ liệu.

Mối đe doạ về tình trạng thiếu hụt nguồn cung xuất hiện khi nhà sản xuất kim loại phục vụ các lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới là Kazakhstan đang bán cho Nga và Trung Quốc nhiều hơn cho Mỹ và châu Âu.

Ông Benjamin Godwin tại Prism Strategic Intelligence cho biết: "Các công ty Nga và Trung Quốc muốn đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Trung Á và châu Phi, tạo ra một môi trường cạnh tranh rất khốc liệt".

Đắng của phương Tây: Hàng loạt công ty năng lượng đối mặt khủng hoảng nguồn cung, các nhà sản xuất hàng đầu thế giới ‘quay lưng’, tăng cường bán mặt hàng then chốt sang Nga và Trung Quốc- Ảnh 2.

Giá đỡ các thùng chứa uranium làm giàu thấp.

Mặc dù có tình trạng dư thừa uranium sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, nhưng chúng đã dần được giải quyết. Một giám đốc điều hành cho biết: "Là một ngành công nghiệp, chúng tôi đang sống nhờ vay mượn…lượng tồn kho giúp duy trì chuỗi cung ứng đang cạn kiệt”.

Các công ty năng lượng lấy nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, bao gồm dầu, khí đốt và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, khi thế giới chuyển đổi sang năng lượng sạch, các nhà phân tích dự kiến nhu cầu về năng lượng hạt nhân sẽ tăng lên. Hiệp hội Hạt nhân Thế giới dự kiến nhu cầu uranium toàn cầu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040.

Nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh và Hàn Quốc đã cam kết tăng gấp ba công suất năng lượng hạt nhân toàn cầu vào năm 2050. Trong khi các nhóm công nghệ đang chuyển sang dùng nhiên liệu này cho các trung tâm dữ liệu AI.

Trung Quốc và Nga là hai quốc gia có chung biên giới với Kazakhstan. Hai quốc gia này cũng đang tìm cách tăng cường năng lượng hạt nhân trong nước. Trong khi đó, Kazakhstan cung cấp khoảng 40% uranium khai thác của thế giới.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) đã cảnh báo trong tháng này rằng Trung Quốc và Nga đang "nhanh chóng mở rộng việc tiếp nhận uranium khai thác từ các đối tác quốc tế".

"Sản xuất uranium là một lỗ hổng mà chúng ta không thực sự chú ý đến", Giám đốc Gracelin Baskaran của CSIS cho biết.

Đắng của phương Tây: Hàng loạt công ty năng lượng đối mặt khủng hoảng nguồn cung, các nhà sản xuất hàng đầu thế giới ‘quay lưng’, tăng cường bán mặt hàng then chốt sang Nga và Trung Quốc- Ảnh 3.

Nhu cầu uranium toàn cầu được dự đoán sẽ tăng vọt.

Vào năm 2023, các khách hàng có trụ sở tại Nga, Trung Quốc và khách nội địa đã mua khoảng 2/3 lượng hàng bán ra của tập đoàn khai khoáng nhà nước Kazatomprom của Kazakhstan. Con số này tăng so với khoảng 1/3 vào năm 2021.

Trong khi đó, tổng cộng chỉ có 28% doanh số đến tay những khách hàng ở Mỹ, Canada, Pháp và Vương quốc Anh, giảm so với mức 60% của năm 2021.

Tuy nhiên, các con số không phản ánh toàn bộ doanh số bán uranium của Kazakhstan. Kazatomprom cho biết họ có ý định duy trì "doanh số bán hàng đa dạng”.

Đắng của phương Tây: Hàng loạt công ty năng lượng đối mặt khủng hoảng nguồn cung, các nhà sản xuất hàng đầu thế giới ‘quay lưng’, tăng cường bán mặt hàng then chốt sang Nga và Trung Quốc- Ảnh 4.

Kazakhstan thống trị khai thác uranium toàn cầu.

Ngoài Kazakhstan, Niger cung cấp khoảng 5% sản lượng uranium toàn cầu. Đây là nhà cung cấp chính cho các lò phản ứng ở EU. Nhưng theo dữ liệu từ Euratom, nước này đã giảm nguồn cung cấp cho châu Âu xuống còn 1/3 vào năm 2023 so với năm 2021.

Một số nhà phân tích cho biết các tập đoàn năng lượng của Mỹ sẽ cần phải tìm nhiều nguồn cung cấp uranium hơn trong năm nay. Các nhà phân tích của Berenberg cho biết cú sốc nguồn cung có thể vẫn sẽ siết chặt thị trường uranium và khoảng cách về nguồn cung cho các quốc gia ngày càng gia tăng.

Theo FT

Cùng chuyên mục

Đọc thêm