Theo ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp và Định chế Tài chính Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – Mã: TCB), Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đang vận hành theo mô hình tích hợp với ngân hàng mẹ, với nền tảng dựa trên công nghệ, dữ liệu và số hóa.
Mô hình này cho phép công ty mở rộng hoạt động trên nhiều mảng như phát hành trái phiếu, môi giới, đầu tư, cho vay và cung cấp sản phẩm đầu tư cho khách hàng cá nhân.

Ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp và Định chế Tài chính của Techcombank. (Ảnh chụp màn hình).
Tại từng mảng, TCBS đang khai thác các động lực tăng trưởng riêng biệt. Đối với hoạt động phát hành trái phiếu, ông Hưng cho biết đây là lĩnh vực có tiềm năng mở rộng, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các ngành hạ tầng như giao thông, năng lượng, logistics, cùng các ngành công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các lĩnh vực này có thể vượt mốc 1.000 tỷ USD. Trong đó, riêng hạ tầng và năng lượng được dự báo cần hơn 200 tỷ USD. Theo Techcombank, đây là điều kiện thuận lợi để TCBS tăng cường tham gia phát triển thị trường vốn.
Ở mảng đầu tư và môi giới, TCBS tiếp tục triển khai sản phẩm cho cổ phiếu, trái phiếu và các danh mục đầu tư kết hợp, đồng thời mở rộng tệp khách hàng hiện chưa sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, thị trường tài sản số đang dần hình thành khung pháp lý, tạo cơ sở để công ty nghiên cứu và triển khai các công cụ đầu tư mới phù hợp với năng lực công nghệ đang có.
Hoạt động cho vay của TCBS cũng được đánh giá còn dư địa lớn. Công ty định hướng tiếp tục phát triển sản phẩm cho vay ký quỹ, vay theo danh mục đầu tư, kết hợp với các dịch vụ quản lý tài sản để nâng cao giá trị đầu tư cho khách hàng.
Với sự hỗ trợ từ hệ sinh thái của Techcombank, TCBS có khả năng mở rộng quy mô cho vay và tối ưu hóa danh mục tín dụng theo từng phân khúc khách hàng cụ thể.
Về định hướng dài hạn, TCBS hướng đến mục tiêu trở thành đơn vị quản lý tài sản cho nhóm khách hàng thu nhập trung bình – cao. Theo ông Hưng, công ty sẽ mở rộng hệ thống sản phẩm theo hướng số hóa toàn bộ quy trình tiếp cận và phục vụ khách hàng.
Trong đó, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để phân tích khẩu vị đầu tư, đưa ra khuyến nghị phân bổ tài sản và tối ưu hóa chiến lược đầu tư cá nhân. Hệ thống này cũng sẽ được tích hợp trong ứng dụng ngân hàng để đảm bảo liền mạch giữa TCBS và Techcombank.
Bên cạnh các sản phẩm hiện tại, TCBS đang nghiên cứu phát triển sản phẩm cấu trúc, trong đó có các cấu trúc liên quan đến bất động sản từ Techcombank, hoặc các tài sản mã hóa. Các sản phẩm này được xây dựng theo nhu cầu đầu tư cụ thể, hướng tới việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của khách hàng.

Về kết quả kinh doanh, ông Hưng cho biết TCBS đã ghi nhận hơn 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2025. Với đà tăng trưởng hiện tại, mục tiêu 5.000 tỷ đồng lợi nhuận cả năm được đánh giá khả thi.
Về kỳ vọng sau IPO, Techcombank cho biết định giá vốn hóa TCBS ở mức 5 tỷ USD là một mục tiêu được tính toán từ mô hình hoạt động, tốc độ tăng trưởng cũng như tham chiếu từ các công ty có mô hình tương đồng trong lĩnh vực wealthtech (công nghệ tài chính và quản lý tài sản). Tuy nhiên, ông Hưng cũng lưu ý việc xác lập mức vốn hóa cụ thể sẽ phụ thuộc vào thị trường