Tài chính

Cựu kinh tế trưởng Morgan Stanley: Chỉ "phép màu" mới giúp Mỹ thoát suy thoái

Việc nền kinh tế số một thế giới đi lùi trong nửa đầu năm nay có thể là điểm khởi đầu cho một giai đoạn suy thoái kéo dài tới năm 2024.

Stephen Roach, người từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Morgan Stanley Asia và Kinh tế trưởng Morgan Stanley, cảnh báo kinh tế Mỹ cần “phép màu” mới có thể tránh được một cuộc suy thoái.

“Kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái vì những tác động của quá trình siết chặt chính sách tiền tệ thường có độ trễ nhất định”, Roach chia sẻ trong chuyên mục “Fast Money” của CNBC.

Cựu kinh tế trưởng Morgan Stanley: Chỉ phép màu mới giúp Mỹ thoát suy thoái - Ảnh 1.

Nhà kinh tế học Stephen Roach. Ảnh: CNBC.

Ông nhận định Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải theo đuổi chiến lược chính sách tiền tệ từng được áp dụng bởi người tiền nhiệm Paul Volcker. Trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ông Volcker đã quyết liệt tăng mạnh lãi suất trong bối cảnh lạm phát vượt ngưỡng 11%.

“Những ‘nỗi đau’ mà Pau Volcker từng mang lại đối với kinh tế Mỹ để kéo giảm lạm phát là tỷ lệ thất nghiệp lên tới hơn 10%”, ông nói. “Cách duy nhất để Fed có thể tránh được viễn cảnh đó nằm ở sự quyết tâm của họ khi bám sát các nguyên tắc đã đề ra, đồng thời đưa lãi suất quỹ liên bang thực tế về ngưỡng giới hạn (restrictive), hiện vẫn cách khá xa mức lãi suất hiện tại”.

Dù Fed liên tục tăng lãi suất trong bốn cuộc họp gần nhất, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ thậm chí giảm xuống ngưỡng 3,5% trong tháng trước, thấp nhất trong vòng 50 năm. Điều đó có thể thay đổi sau khi báo cáo việc làm mới nhất, dự kiến công bố trong ngày 2/9 tới. Roach dự báo con số này sẽ bắt đầu tăng lên.

“Tỷ lệ thất nghiệp thấp dù Fed tăng mạnh lãi suất thời gian qua đồng nghĩa với việc họ còn rất nhiều việc phải làm”, ông nhấn mạnh. “Tỷ lệ thất nghiệp cần tăng lên ngưỡng 5%, và hy vọng sẽ không cao hơn quá nhiều. Nhưng không loại trừ khả năng con số này chạm ngưỡng 6%”.

Một điểm đáng chú ý khác tới từ người tiêu dùng. Roach dự báo họ sẽ sớm “đầu hàng” trước lạm phát cao. Một khi điều đó xảy ra, chi tiêu tiêu dùng sụt giảm và có tác động rộng lớn đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có thị trường lao động.

“Khi đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể giảm 1,5-2% và tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng thêm tối thiểu 1-2%”, Roach nhận định. “Điều đó đồng nghĩa với một cuộc suy thoái”.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

NHNN yêu cầu đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14

NHNN đã có văn bản số 5962/NHNN-TTGSNH yêu cầu Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam , tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục triển khai và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14.

Một năm “Bàn Đức” trên thị trường tài chính Việt

Các nền kinh tế châu Á xem Đức là cửa ngõ vào thị trường châu Âu, nơi đúc kết tinh hoa của các giá trị chuẩn mực về tài chính, kinh tế, công nghệ. Còn người Đức chọn địa chỉ nào ở Việt Nam làm bến đỗ để xúc tiến hợp tác, phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính theo đúng chuẩn mực cao cấp bậc nhất của mình?