Xã hội

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Thuận An chi tiền "cơ chế", "cắt phế" từ đối tác ra sao?

“Liên minh lợi ích nhóm” từ mối quan hệ thân thiết

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Thuận An chi tiền 'cơ chế', 'cắt phế' từ đối tác ra sao?- Ảnh 1.

Bị can Nguyễn Duy Hưng – cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An.

Ngày 12/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 30 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan.

Cụ thể, theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thuận An, bị xác định là người chủ mưu, cầm đầu bị cáo buộc có hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước hơn 120 tỷ đồng tại 5 dự án. Cá nhân ông Hưng được xác định đã hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng từ các vi phạm này.

Hai lãnh đạo chủ chốt khác của Tập đoàn Thuận An là bị can Trần Anh Quang – Tổng Giám đốc và Nguyễn Ngọc Hòa – Phó Chủ tịch HĐQT, cùng bị cáo buộc có vai trò giúp sức tích cực cho Hưng trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Cả hai đều bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tại kết luận điều tra thể hiện, bị can Nguyễn Duy Hưng có mối quan hệ cá nhân thân thiết với ông Nguyễn Quang Huy – Giám đốc Ban Quản lý dự án 4 (Ban QLDA 4) thuộc Cục Đường bộ. Khi biết Ban QLDA 4 được giao làm chủ đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E theo các quyết định số 204 của Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng ) và 1250 của Tổng cục Đường bộ (Cục Đường bộ) vào tháng 2/2022, Hưng đã nhanh chóng liên hệ với Huy để đề xuất cho Tập đoàn Thuận An tham gia đấu thầu và thi công.

Huy đồng ý và hai bên thỏa thuận, Tập đoàn Thuận An sẽ chi tiền “cơ chế” theo các tỷ lệ đã định sẵn: 5% giá trị hợp đồng trước thuế cho Ban QLDA 4; 0,6% cho Chi cục Quản lý xây dựng đường bộ (khi duyệt dự toán và sau khi trúng thầu); 0,6% cho lãnh đạo Cục Đường bộ . Tổng số tiền “cơ chế” này sẽ do Hưng chi, đưa cho Huy giữ vai trò "đầu mối" để phân phối.

Đến tháng 8/2022, sau khi có sự phân chia các gói thầu dự án Quốc lộ 14E, Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Quang Huy thống nhất để Tập đoàn Thuận An thi công 2 trong 3 gói thầu chính (gói XD01 và XD02 ), gói còn lại do Cục Đường bộ và Ban QLDA 4 tổ chức đấu thầu theo quy định.

Phía Ban QLDA 4, Huy chỉ đạo các cán bộ dưới quyền gồm: Quế Hải Trung (Phó Giám đốc); Vương Đình Kiều (Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch); Võ Tá Thanh (Trưởng phòng Dự án 3) và Nguyễn Thế Anh (Phó Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch)…phối hợp tạo điều kiện cho Thuận An trúng thầu.

Về phía Tập đoàn Thuận An, Hưng giao nhiệm vụ cho Nguyễn Ngọc Hòa (Phó Chủ tịch HĐQT Thuận An kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty 168 Việt Nam), Trần Anh Quang (Tổng Giám đốc) và Nguyễn Khắc Mẫn (Phó Tổng Giám đốc) liên hệ, đàm phán, cấu kết với các nhà thầu liên danh như Công ty Đồng Thuận Hà, Tân Hoàng Long, Tây An để cùng tham gia đấu thầu dưới sự "dẫn đường" của Ban QLDA 4.

Can thiệp sâu vào quy trình khảo sát, lập hồ sơ thầu

Theo kết luận điều tra, từ tháng 9/2022, nhân sự của Tập đoàn Thuận An và các công ty trong liên danh được cử trực tiếp tham gia cùng các cán bộ Ban QLDA 4 trong quá trình khảo sát hiện trạng tuyến đường Quốc lộ 14E. Họ cùng nhau xây dựng bản vẽ thiết kế, biện pháp thi công và dự toán. Quá trình này có sự tham gia trực tiếp của các nhân sự kỹ thuật thuộc Thuận An, Công ty 168 Việt Nam, Tây An, Tân Hoàng Long...

Đến giữa tháng 10/2022, các gói thầu được phân chia: Gói XD01: liên danh 168 Việt Nam – Đồng Thuận Hà; Gói XD02: liên danh Thuận An – Tây An – Tân Hoàng Long

Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Ngọc Hòa chỉ đạo Nguyễn Khắc Mẫn, Lê Anh Trung (nhân viên kỹ thuật) phối hợp chặt chẽ với Vương Đình Kiều và Phòng Kinh tế - Kế hoạch để “thiết kế” hồ sơ mời thầu (HSMT) phù hợp với năng lực của các nhà thầu liên danh, đảm bảo điều kiện trúng thầu.

Nguyễn Ái Việt – nhân viên Công ty TAEC tổng hợp các ý kiến góp ý vào bản thiết kế, dự toán từ nhóm Viber, Zalo giữa các nhà thầu và chuyển lại cho Ban QLDA 4 để “tùy chỉnh” theo hướng có lợi cho liên danh.

Chi tiền tỷ để “thông đường” thẩm định

Trong giai đoạn thẩm định thiết kế, để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, cuối tháng 10/2022, Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Ngọc Hòa đã trực tiếp gặp và đưa cho ông Vũ Hải Tùng – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý xây dựng đường bộ 1,2 tỷ đồng.

Trước thời điểm phát hành chính thức HSMT (gói XD01 vào ngày 5/11, gói XD02 ngày 13/11), Nguyễn Ái Việt đã được cán bộ Ban QLDA 4 là Nguyễn Thị Xuân cho sao chép dự thảo HSMT và chuyển cho Nguyễn Khắc Mẫn. Các nhà thầu liên danh lại tiếp tục góp ý, chỉnh sửa. Kết quả, nhiều tiêu chí trong HSMT được nới lỏng. Điển hình như từ "cấp phối đá dăm" thành "đá dăm"; Bỏ yêu cầu về “tường chắn có cốt”.

Những thay đổi này do Nguyễn Thế Anh soạn thảo, được Vương Đình Kiều phê duyệt, giúp liên danh nhà thầu đáp ứng điều kiện kỹ thuật và hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu.

Tiếp đó, khi E-HSMT gói XD02 chuẩn bị được điều chỉnh lần 2, Nguyễn Duy Hưng chỉ đạo Trần Anh Quang đưa tiếp 1,3 tỷ đồng cho Vũ Hải Tùng để đẩy nhanh báo cáo thẩm định, đảm bảo tiến độ phát hành hồ sơ và phê duyệt dự toán.

Sau khi các gói thầu XD01 và XD02 được công bố kết quả, Tập đoàn Thuận An và liên danh nhà thầu trúng thầu như kịch bản đã định. Ngay sau đó, Nguyễn Duy Hưng thu 2 tỷ đồng “ngoài hợp đồng” từ ba công ty tham gia liên danh.

Ngoài dự án Quốc lộ 14E, Nguyễn Duy Hưng và các đồng phạm còn bị cáo buộc thực hiện hành vi sai phạm trong các dự án lớn khác tại Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Nội, với sự tham gia hoặc tác động của một số cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải (nay là Bộ Xây dựng). Các gói thầu gồm: Gói 17 Dự án cầu Đồng Việt (Bắc Giang); Gói 26 Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ; Gói 2 Dự án cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội); Gói 13 Dự án đường ven sông Hạ Long – Đông Triều (Quảng Ninh)

Cơ quan điều tra nhận định đây là hệ thống liên kết móc ngoặc chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước, vận hành bằng cơ chế chia chác, can thiệp từ đầu đến cuối quá trình đầu tư công.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Home Credit trợ lực người tiêu dùng khi nhu cầu tăng cao dịp hè

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp hè, Home Credit triển khai chương trình “Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình” từ nay đến 8/7/2025 mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của công ty.

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Miền Trung bước vào đợt mưa rất lớn

Hôm nay (11/6), do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ bước vào đợt mưa rất lớn. Trọng tâm của mưa lớn là khu vực Quảng Trị - Quảng Ngãi, đỉnh điểm của mưa lớn ở miền Trung bắt đầu từ đêm nay, kéo dài đến 13/6.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Trong sáng nay (10/6), mưa to còn tiếp tục ở một số tỉnh miền Bắc, từ trưa chiều nay, mưa giảm nhanh. Những ngày tới, miền Bắc có thể ít mưa. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kích thích gió mùa tây nam hoạt động mạnh khiến Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to vào chiều tối các ngày 10-11/6.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1070/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, cơ quan trung ương để phù hợp với tổ chức bộ máy sau sắp xếp và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các nhiệm vụ, dự án của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (9/6), giá vàng miếng SJC quanh mốc 117 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ sau 2 tháng, nhà đầu tư “đu" đỉnh vàng lỗ hơn 9 triệu đồng/lượng

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng đồng loạt tăng

Sáng nay (6/6), giá vàng trong nước đồng loạt tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 118 triệu đồng/lượng và duy trì cao hơn giá vàng nhẫn 1,2 - 4 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.

Những smartphone Android mạnh mẽ nhất hiện nay

Việc chọn mua một chiếc smartphone Android chất lượng là điều quan trọng và người dùng thường dành thời gian nghiên cứu về chúng trước khi đưa ra quyết định.

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (4/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lại quay về quanh mốc 117 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng đồng loạt

9h30 sáng nay (3/6), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 116 - 118 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng mạnh.

Giá vàng giảm mạnh

Giá vàng giảm mạnh trong phiên giao dịch Mỹ ngày 30.5 sau khi nước này công bố chỉ số liên quan đến lạm phát.