Báo cáo tội phạm của Cảnh sát London (Anh) cho thấy tội phạm đường phố đang kết hợp cả sức mạnh thể chất lẫn kiến thức kỹ thuật số để đánh cắp tiền mã hóa của nạn nhân.
Trong vụ khác, một người đàn ông bị nhóm người tiếp cận và mời chào mua cocaine. Người này đồng ý đi theo để thực hiện việc mua bán. Chúng dồn nạn nhân vào tường, ép mở khóa ứng dụng bằng gương mặt rồi chuyển 6.000 bảng Anh Ripple (một loại tiền ảo).Một nạn nhân báo cáo, trong khi đang bắt xe Uber gần ga Liverpool Street, những tên cướp đến uy hiếp họ phải giao điện thoại. Sau khi trả lại, nạn nhân phát hiện số Ethereum trị giá 5.000 bảng Anh đã biến mất khỏi tài khoản của họ.
Nạn nhân thứ ba kể lại đang nôn dưới chân cầu thì một tên cướp đến, ép anh phải mở khóa điện thoại bằng vân tay, sau đó thay đổi cài đặt bảo mật và đánh cắp 28.700 bảng Anh, bao gồm tiền mã hóa.
Nạn nhân thứ tư cho biết bị móc túi thẻ và điện thoại vào buổi tối tại một quán rượu, hậu quả là 10.000 bảng Anh bị rút khỏi nền tảng đầu tư Crypto.com. Người này tin rằng những tên trộm đã nhìn thấy mình nhập mã pin.
David Gerard, tác giả cuốn sách “Attack on the 50 Foot Blockchain”, gọi đây là một hình thức “trấn lột tiền mã hóa”. Khác với chuyển khoản ngân hàng, do các giao dịch chuyển tiền mã hóa không thể đảo ngược, hình thức này ngày càng hấp dẫn đối với bọn trộm cướp.
“Nếu tôi bị cướp và ép chuyển khoản ngân hàng, ngân hàng có thể truy vết số tiền đi đâu và có các biện pháp để lấy lại. Bạn có thể đảo ngược giao dịch. Với tiền ảo, nếu tôi chuyển nó đến ví tiền mã hóa, bạn không thể đòi lại”.
Theo tác giả, nguy cơ càng trầm trọng hơn do nhiều người giao dịch trên smartphone mà không cảnh giác như tiền mặt. “Mọi người giữ cả đống tiền ngu ngốc trong tài khoản tiền mã hóa. Họ không nghĩ đấy là tiền”.
Gurvais Grigg, cựu binh 23 năm tại FBI, nay là Giám đốc công nghệ thông tin khu vực công của hãng nghiên cứu Chainalysis, chuyên hỗ trợ chính phủ và tổ chức tài chính theo dấu tiền ảo. Ông cho rằng, tính chất tự nhiên của tiền điện tử - nơi các giao dịch được ghi lại trên blockchain – đồng nghĩa cảnh sát sẽ theo dõi được số tiền bị đánh cắp về mặt lý thuyết.
“Để chuyển tiền mã hóa bị đánh cắp, chúng phải cung cấp một địa chỉ ví và hầu hết sẽ dùng lại địa chỉ đó trong tương lai. Bạn sẽ cần phải đưa nó lên một sàn giao dịch nếu muốn chuyển tiền mã hóa sang tiền pháp định”.
Điều này tạo ra một dấu vết kỹ thuật số mà nhà điều tra có thể và thường xuyên sử dụng để theo dấu các vụ tấn công tiền mã hóa hàng triệu USD. Tuy nhiên, họ ít có động lực dùng tài nguyên đó để theo dõi các vụ việc nhỏ hơn. Một cá nhân bị mất số tiền nhỏ có thể không gây chú ý của cảnh sát hoặc nhà hành pháp.
Trấn lột tiền mã hóa xảy ra vào nửa sau năm 2021 tại một khu vực tương đối nhỏ của London, do cảnh sát London phụ trách. Đây không phải lần đầu mọi người bị ép chuyển tiền mã hóa bằng vũ lực.
Năm 2021, một sinh viên tại Kent nói bị 8 người xông vào chỗ ở và bắt chuyển 68.000 bảng Anh Bitcoin. Cũng năm này, một doanh nhân công nghệ người Mỹ trình báo cảnh sát về việc bị những kẻ đeo mặt nạ tấn công tại tư gia ở Madrid. Chúng đe dọa bằng dao và súng trước khi biến mất với hàng triệu EUR Bitcoin.
Những vụ trấn lột tiền mã hóa mang đến thách thức mới cho cảnh sát. Phil Ariss, người phụ trách nhóm tiền mã hóa thuộc chương trình tội phạm mạng của Hội đồng Cảnh sát trưởng quốc gia, cho biết cảnh sát đã được đào tạo nhiều hơn về các loại tội phạm tiền mã hóa. Cảnh sát cũng đang tìm cách thông báo cho người dân về chuyện cảnh giác khi truy cập tài khoản tiền mã hóa.
“Bạn sẽ không đi trên đường, tay cầm xấp 50 bảng Anh và đếm chúng. Điều này cũng nên áp dụng với những người có tài sản kỹ thuật số”, ông đưa lời khuyên.