Kinh doanh

Cục trưởng vạch rõ thủ đoạn mới của các DN sản xuất sữa giả, thuốc giả

Tóm tắt:
  • Một số doanh nghiệp gian lận, sử dụng tên gọi khác để che giấu vi phạm sản phẩm.
  • Đối tượng vi phạm thuốc giả tự đặt tên thuốc và công ty với trụ sở "ảo".
  • Các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo thuốc giả, trà trộn hàng thật.
  • Người tiêu dùng cần chọn địa chỉ uy tín và kiểm tra nguồn gốc hàng hóa.
  • Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và phát hiện kịp thời hàng giả, nhái.

Đó là thông tin được ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đưa ra khi trao đổi với báo chí về việc kiểm soát chất lượng, hậu kiểm và quản lý nhóm sản phẩm sữa và thuốc trên thị trường hiện nay sau khi phát hiện các vụ sản xuất, buôn bán sữa và thuốc giả quy mô lớn.

Tuy nhiên, ông Linh cho rằng sản phẩm, hàng hóa chưa có phản ánh hay dấu hiệu vi phạm để có thể thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm.

“Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy các đối tượng này đã gian lận trong tên gọi của sản phẩm là ‘sữa’, ‘thuốc’, nhưng thực chất tên gọi theo công bố và ghi nhãn sản phẩm khác như: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm bổ sung, Sản phẩm dinh dưỡng công thức, Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt...”, ông Linh cho hay.

Đặc biệt, nhóm đối tượng vi phạm về thuốc giả vừa qua còn sử dụng thủ đoạn phạm tội mới. Chúng không làm giả các sản phẩm đang lưu hành trên thị trường mà tự đặt ra tên thuốc và tên công ty, trong đó phần lớn có trụ sở "ảo" ở nước ngoài như Malaysia, Singapore…

thuoc gia
Lực lượng Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn. Ảnh: CACC

Sau khi sản xuất, dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ bán thuốc cho các công ty dược, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu là "hàng xách tay". Để tạo niềm tin, ban đầu chúng trà trộn thuốc thật vào thuốc giả trước khi bán ra thị trường nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Các đối tượng thuê kho làm xưởng sản xuất tại các khu vực vắng người qua lại, ngõ cụt, sâu trong hẻm. Sau đó, chúng thuê công nhân sản xuất là người nhà hoặc người quen, chủ yếu từ các địa phương khác. 

Trong quá trình sản xuất, công nhân ăn ở khép kín tại kho, xưởng sản xuất, không tiếp xúc với người dân xung quanh để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Trước những thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi, Cục trưởng Trần Hữu Linh khuyến cáo người tiêu dùng khi mua hàng cần lựa chọn những địa chỉ, nhãn hàng uy tín, nhất là khi mua hàng online.

Không mua những sản phẩm, hàng hóa có màu sắc, hình dáng, mùi vị, giá rẻ… bất thường; sản phẩm, hàng hóa phải có nhãn mác sắc nét, rõ ràng với đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ.

Người tiêu dùng có thể thực hiện kiểm tra nhanh sản phẩm thông qua hotline của nhà sản xuất trên vỏ hộp hàng hóa, thông tin trên website của doanh nghiệp, số điện thoại đường dây nóng, tra cứu thông tin doanh nghiệp trên trang công khai của cơ quan thuế, quản lý thị trường hay Cục Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần chủ động áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng song song với việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp.

Khi mua bán hàng hóa, nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu bất thường hay nghi ngờ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần chủ động thông tin, tố giác các hành vi có dấu hiệu vi phạm đến các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, xử lý.

Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng cho biết, ngay khi phát hiện các vụ việc sản xuất và buôn bán sữa giả và thuốc giả, Cục đã tham mưu với Bộ trưởng Công Thương ban hành Công điện 2755 ngày 18/4 về việc tăng cường công tác, kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Cục cũng chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường các địa phương xây dựng kế hoạch tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh, kho tàng, nhà xưởng, cơ sở sản xuất thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng thuốc, thực phẩm chế biến, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn mình quản lý. 

Từ đó, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng, về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Trần Hữu Linh cũng đề nghị tăng cường quản lý giám sát về điều kiện hoạt động thương mại điện tử các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tại địa phương xử lý cá nhân, tổ chức sử dụng các trang mạng xã hội kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng, lĩnh vực trên.

Các tin khác

Leonardo DiCaprio, Justin Timberlake cùng ở trong một CLB, nhưng buộc phải tuân thủ loạt quy định khắt khe: Không truyền thông rộng rãi, không được tiết lộ danh tính trên MXH

Với sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp, tinh tế trong từng chi tiết, Copper Beech đã trở thành một biểu tượng không thể thay thế trong lĩnh vực dịch vụ cao cấp, đồng hành cùng những người thành đạt trên toàn cầu, tạo nên những điểm đến "không ai muốn rời đi dù chỉ đặt chân đến một lần".

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Cam kết lớn nhất của Techcombank là đạt vốn hoá 20 tỷ USD vào cuối năm 2025, khi thời điểm đến, giá trị sẽ bùng nổ

Chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên 2025 ngày 26/4, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nhấn mạnh: Cam kết lớn nhất mà Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành đang theo đuổi là đạt được giá trị vốn hoá 20 tỷ USD vào cuối năm 2025.

Dropbox thêm tính năng trí tuệ nhân tạo

Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến Dropbox vừa bổ sung thêm tính năng trí tuệ nhân tạo, cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm dữ liệu đang được lưu trữ, kể cả các file media như hình ảnh, video…

Vì sao trẻ hay ngủ gật?

Con tôi 12 tuổi, thường ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm nhưng ban ngày vẫn buồn ngủ, ngủ gật. Vì sao và làm gì để hết ngủ gật? (Lan Anh, Đăk Nông)

Tin xem nhiều