Tài chính

Cú sập trong chớp mắt của

Celsius nộp hồ sơ xin phá sản vào tuần trước khiến cả thị trường rung chuyển. Từng tự ví mình như sự lựa chọn thay thế cho "ngân hàng truyền thống", thu hút một lượng lớn tài sản của khách hàng, mọi thứ đến đây dường như chấm dứt. Dù mọi chuyện đã được dự tính trước nhưng việc Celsius sụp đổ vẫn là một sự cố khổng lồ trong ngành công nghiệp.

Vào tháng 10/2021, CEO Alex Mashinsky nói rằng công ty cho vay tiền số này đang quản lý 25 tỷ USD giá trị tài sản. Thậm chí gần đây vào tháng 5, mặc dù giá các tài sản kỹ thuật số sụt giảm mạnh, công ty này vẫn cho biết đang quản lý khoảng 11,8 tỷ USD. Công ty còn có 8 tỷ USD các khoản vay của khách hàng, biến đây trở thành một trong những tên tuổi lớn nhất trong thị trường cho vay tiền số.

Hiện tại, Celsius đang chỉ còn 167 triệu USD trong tay. Với số tiền này, Celsius khẳng định sẽ đủ để "cung cấp thanh khoản dồi dào" nhằm hỗ trợ hoạt động trong quá trình tái cấu trúc.

Trong khi đó, Celsius đang nợ người dùng khoảng 4,7 tỷ USD theo hồ sơ xin phá sản. Ngoài ra, còn có khoản lỗ 1,2 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán.

Sự sụp đổ của Celsius đánh dấu vụ phá sản lớn thứ 3 trong hệ sinh thái tiền số trong vòng 2 tuần và đây cũng được đánh dấu như khoảnh khắc Lehman Brothers. Các chuyên gia so sánh cảnh hưởng xấu của một công ty cho vay tiền số thất bại với sự sụp đổ của một ngân hàng lớn ở phố Wall cuối cùng gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008.

Bất kể Celsius có gây ra tác động sụp đổ lớn hơn cho toàn bộ hệ sinh thái tiền số hay không, ngày mà các khách hàng thu về mức lợi nhuận 2 chữ số đã qua. Với Celsius, việc họ hứa hẹn mức lợi nhuận lớn nhằm thu hút người dùng mới chính là một phần dẫn tới sự sụp đổ sau này.

"Họ trợ cấp và chấp nhận lỗ để kiếm khách hàng. Mức lợi tức đó cuối cùng chỉ là giả mạo. Về cơ bản, họ kiếm được tiền từ mô hình lừa đảo Ponzi".

AI CÓ THỂ NHẬN LẠI TIỀN?

3 tuần sau khi Celsius ngừng tất cả việc rút tiền do "các điều kiện thị trường cực kỳ khó khăn" và một vài ngày trước khi công ty này cuối cùng nộp đơn xin phá sản, Nền tảng này vẫn quảng cáo bằng một dòng chữ lớn in dậm trên website về mức lãi hàng năm gần 19%, được trả hàng tuần.

"Chuyển tiền số của bạn cho Celsius và bạn có thể nhận tới mức lãi 18,63% trong vài phút".

Những lời hứa như vậy đã nhanh chóng thu hút người dùng mới. Celsius nói rằng họ có 1,7 triệu khách hàng tính tới tháng 6.

Hồ sơ phá sản của công ty cho thấy Celsius cũng có hơn 100.000 chủ nợ - một trong số họ cho nền tảng này vay tiền mặt mà không cần bất kỳ khoản thế chấp nào cả. Danh sách của 50 chủ nợ này gồm cả công ty giao dịch Alameda Research của Sam Bankman-Fried cũng như công ty đầu tư có trụ sở tại đảo Cayman.

Những chủ nợ này dường như sẽ là những người đầu tiên có thể nhận lại tiền còn các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì phải chờ.

Sau khi đơn xin phá sản được gửi đi, Celsius tuyên bố rằng "hầu hết hoạt động tài khoản sẽ bị dừng cho tới khi có thông báo mới" và rằng họ "không yêu cầu các nhà chức trách cho phép khách hàng rút tiền lúc này".

Khách hàng cũng sẽ không nhận được tiền thưởng cộng dồn vào thời gian này.

Điều này có nghĩa là khách hàng đang nỗ lực rút tiền của họ khỏi đây là điều hoàn toàn không thể. Họ cũng không rõ liệu quá trình phá sản sẽ cho phép khách hàng lấy lại số tiền đã mất hay không. Nếu có một khoản thanh toán nào đó vào cuối cùng, có lẽ sẽ phải mất vài năm. Và hiện cũng không có câu trả lời về việc ai sẽ là người đầu tiên được nhận.

Không giống hệ thống ngân hàng truyền thống – phải bảo hiểm cho khoản tiền gửi của khách hàng, không có sự bảo vệ khách hàng bình thường trong trường hợp Celsius đổ vỡ.

Celsius nêu rõ trong các điều khoản và điều kiện của họ rằng bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào được chuyển sang nền tảng đều tạo thành một khoản vay từ người dùng cho celsius. Do không có tài sản thế chấp nào, tiền của khách hàng về cơ bản chỉ là các khoản vay không có bảo đảm cho nền tảng này.

Cũng trong điều khoản của Celsius có cảnh báo rằng trong trường hợp phá sản, "tất cả các tài sản trong Earn Service hay Borrow Service đều không thể lấy lại" và rằng khách hàng "không có bất kỳ cách pháp lý hay quyền nào kết nối với bổn phận của Celsius". Tài liệu cho thấy việc Celsius được miễn trừ hàng loạt khỏi các hành vi sai trái, nếu mọi thứ không ổn.

Một nền tảng cho vay phổ biến khác cũng cung cấp cho các nhà bán lẻ với mức lãi suất cao là Voyager Digital – có 3,5 triệu người dùng và gần đây cũng đã nộp đơn xin phá sản.

Để trấn an hàng triệu người dùng của mình, CEO Voyager là Stephen Ehrlich đã tweet rằng sau khi công ty giải quyết xong quy trình phá sản, người dùng sẽ có thể đủ điều kiện lấy tiền, gồm một lượng tiền số trong tài khoản của họ, và cả Voyager token. Tuy nhiên, hiện không rõ token Voyger có còn giá trị không.

VÌ ĐÂU DẪN TỚI SỰ SỤP ĐỔ NÀY?

Vấn đề bao quanh toàn bộ Celsius là mức lãi suất gần 20% mà họ cung cấp cho khách hàng không phải là thật.

Trong một vụ kiện, Celsius đã bị cáo buộc là hoạt động mô hình lừa đảo Ponzi – trả cho những người trước bằng tiền của những người dùng mới.

Celsius cũng đã đầu tư vào những nền tảng khác cung cấp mức lãi cao tương tự để duy trì hoạt động kinh doanh.

Một báo cáo từ The Block cho thấy Celsius có ít nhất nửa tỷ USD đầu tư vào Anchor – nền tảng cho vay hàng đầu thất bại với dự án TerraUSD. Anchor hứa hẹn với các nhà đầu tư mức lãi suất hàng năm 20% – một tỷ lệ mà các chuyên gia phân tích nói là không bền vững.

"Họ luôn phải tìm nguồn lợi nhuận, vì vậy họ di chuyển tài sản xung quanh thành các phương tiện đầy tính rủi ro để rồi không thể phòng ngừa rủi ro", theo Nik Bhatia – nhà sáng lập của Theo bitcoin Layer và giáo sư tại Đại học Southern California.

Đáng nói, Celsius không phải trường hợp duy nhất. Các vết nứt tiếp tục đang lan trên khắp các ngóc ngách của thị trường tiền số. Carter của Castle Island Venture nói rằng ảnh hưởng của tất cả những điều này là lòng tin đã bị phá hủy, các tiêu chuẩn đang bị thắt chặt lại và khả năng thanh toán đã được thử nghiệm vì vậy mọi người đang tháo chạy khỏi các đơn vị cho vay tiền số.

Nguồn: CNBC

Cùng chuyên mục

Đọc thêm