Xã hội

Công ty Nanogen thời ông Hồ Nhân từng được định giá tới 5.100 tỉ đồng

Đêm qua 12-5, cộng đồng doanh nhân Việt Nam bàng hoàng nhận tin ông Hồ Nhân, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ sinh học Dược Nanogen và là "cha đẻ" của dự án vắc-xin Nanocovax, đột tử ở tuổi 59 vì bệnh tim.

Trong nỗi đau mất mát, bà Nguyễn Thị Sơn, mẹ vợ ông và là nhà sáng lập Tập đoàn Sơn Kim, đăng một dòng trạng thái đầy xúc động trên mạng xã hội: "Mẹ biết con là chàng trai có nhiều hoài bão… Con không thành danh, nhưng con đã thành nhân."

Ông Hồ Nhân được biết đến là người khởi xướng và dẫn dắt dự án vắc-xin Nanocovax – loại vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên do Việt Nam nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Đây là một trong những sản phẩm khoa học được chú ý nhất giai đoạn cao điểm của đại dịch.

Nanocovax được nghiên cứu từ tháng 5-2020, trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người. Dù chưa được cấp phép lưu hành chính thức, đây vẫn là một trong những sản phẩm mang dấu ấn khoa học đáng ghi nhận của Việt Nam trong đại dịch.

Công ty Nanogen thời ông Hồ Nhân từng được định giá tới 5.100 tỉ đồng- Ảnh 1.

Hành trình phát triển của Nanogen

Công ty Nanogen được thành lập vào tháng 9-1997, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tập trung vào các sản phẩm điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C, thiếu máu và ung thư.

Công ty cũng nghiên cứu các kháng thể dùng trong liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư, vắc-xin và các liệu pháp sinh học khác. Đặc biệt, Nanogen từng bước định hình tên tuổi với công suất sản xuất hơn 50 triệu sản phẩm/năm, phân phối đến hơn 15 quốc gia trên thế giới.

Năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ông Hồ Nhân quyết định đầu tư mạnh vào nghiên cứu vắc-xin. "Làm dự án này gặp áp lực nhiều, bởi rất rủi ro… Chưa biết bán được hay không, nhưng phải sản xuất dự trữ từng lô nhỏ để thử nghiệm" - ông từng chia sẻ.

Theo dữ liệu cập nhật cuối năm 2019, Nanogen có vốn điều lệ 715 tỉ đồng. Ông Hồ Nhân lúc đó sở hữu 70% cổ phần (tương đương 140 tỉ đồng), vợ ông – bà Nguyễn Thị Hồng Vân – nắm 25%, còn lại 5% do ông Hồ Vũ Thanh nắm giữ.

Sau khi các cổ đông nước ngoài tham gia, tỉ lệ sở hữu của ông Nhân giảm còn 67,5%, bà Vân còn 22,5%, và ông Thanh rút hết vốn.

Đến tháng 3-2021, Nanogen tăng vốn điều lệ lên hơn 806 tỉ đồng. Ông Hồ Nhân sở hữu hơn 59% cổ phần (trên 480 tỉ đồng), bà Vân giữ 14,61% (gần 118 tỉ đồng). Trong nhóm cổ đông mới, có Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam nắm 0,2% vốn điều lệ.

Theo báo cáo tài chính năm 2024 của KIS, công ty này đã chi gần 11,6 tỉ đồng để sở hữu hơn 162.800 cổ phần, tương ứng mức định giá Nanogen vào khoảng 5.100 tỉ đồng.

Cuối năm 2021, bà Nguyễn Thị Hồng Vân thay ông Hồ Nhân giữ chức Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật của công ty.

Ngoài vai trò tại Nanogen, ông Hồ Nhân còn là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Sản xuất dược phẩm Nanogen Lâm Đồng.

Ông Hồ Nhân sinh năm 1966, lớn lên tại New York (Mỹ), là tiến sĩ công nghệ sinh học tốt nghiệp Đại học Arizona. Trở về Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu ở nước ngoài, ông mang theo khát vọng xây dựng một công ty công nghệ sinh học tầm cỡ khu vực.

Ngoài chuyên môn khoa học, ông Hồ Nhân từng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, từng là thành viên HĐQT Công ty Chứng khoán Vina giai đoạn 2013–2016 và tham gia nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập trong ngành dược và thiết bị y tế tại Mỹ, Hồng Kông.

Dưới sự điều hành của ông, Nanogen phát triển mạnh mẽ cả về công nghệ và quy mô. Công ty hiện có 4 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu, tổng diện tích lên tới 73.000 m² – trong đó có một nhà máy tại Lâm Đồng với diện tích 34.000 m², chuyên sản xuất thuốc dịch truyền.

Dù vắc-xin Nanocovax chưa được cấp phép lưu hành như kỳ vọng, hành trình mà ông Hồ Nhân khởi xướng đã tạo dấu mốc quan trọng cho ngành công nghệ sinh học Việt Nam. Những nỗ lực tiên phong của ông và Nanogen là tiền đề cho các thế hệ sau phát triển các liệu pháp sinh học mang tính ứng dụng toàn cầu.

Các tin khác

Thông tin mới về “Siêu dự án" 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân gôn Khoái Châu do Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên đề xuất.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Cuối chiều 13/5, giá vàng trong nước quay đầu tăng 1 triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 120,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên 119 triệu đồng/lượng.

1,2 triệu hồ sơ xin việc được nộp vào Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia và sự thật buồn tại xứ tỉ dân: Cha mẹ dồn tiền cho con ăn học, nhưng sau ra trường con cái khó xin việc

Phụ huynh bỏ bao công sức, tiền bạc và tài nguyên để đưa con vào đại học, nhưng sau khi tốt nghiệp, nhiều em lại không thể tìm được công việc mong muốn. Điều này cho thấy, việc chi một khoản lớn để học thêm, cho con vào đại học, cách nuôi "gà chọi học đường" này đã và đang mất dần giá trị hiệu quả.

Hợp long cầu vượt sông Đáy nối Ninh Bình – Nam Định

Sáng 13/5, tại công trường thi công cầu vượt sông Đáy, UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ hợp long cầu vượt sông Đáy nối Ninh Bình – Nam Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh, đồng thời mở rộng kết nối vùng và thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế ven biển Bắc Bộ.

EVN chi 3.900 tỉ đồng đầu tư mở rộng thủy điện Trị An

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuê 20,86 ha đất để thực hiện dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Dự án sẽ tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt trong những giờ cao điểm.