Doanh nghiệp

Công ty con của Vingroup có hơn 5.100 tỷ để cho vay lấy lãi và đầu tư trái phiếu

Phối cảnh Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia đặt tại Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh: VEFAC).

Báo cáo tài chính quý II/2022 của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC – Mã: VEF) cho thấy cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, doanh thu thuần công ty đạt gần 114 triệu đồng, giảm 54%, trong đó hoạt động từ hội chợ triển lãm không đem về doanh thu. Trong khi đó doanh nghiệp phải chịu giá vốn cho hoạt động này hơn 3 tỷ đồng. Do đó công ty lỗ gộp 3,1 tỷ.

Bù lại công ty ghi nhận hơn 123 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, tiền cho vay đầu tư. Đây cũng là nguồn thu chính của công giai đoạn qua. Kết quả cả quý, VEFAC lãi sau thuế hơn 60 tỷ, giảm 20% so với cùng kỳ.

Công ty giải trình việc sụt giảm này đến từ việc cập nhật chủ trương đầu tư, công ty thực hiện ghi nhận vào chi phí một số giao dịch của dự án tại Giảng Võ, Hà Nội.

Cũng liên quan đến dự án khu đất vàng 148 Giảng Võ, sáng 7/7, tại Kỳ họp thứ 7, UBND TP Hà Nội thống nhất không xây dựng 10 tòa nhà cao tầng tại khu đất này. Thay vào đó là xây dựng khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại cho phù hợp, hài hòa với việc cải tạo khu tập thể Giảng Võ, hồ Giảng Võ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, VEFAC ghi nhận 494 triệu đồng doanh thu, giảm 8%. Lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.

Năm nay, VEFAC đặt kế hoạch doanh thu là 10 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 200 tỷ đồng. Như vậy sau nửa năm, công ty con của Vingroup đã thực hện 70,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm và còn cách xa mục tiêu doanh thu.

 Nguồn: BCTC quý II/2022 của VEFAC.

Có hơn 5.100 tỷ để cho vay lấy lãi và đầu tư trái phiếu

Do có nhiều tiền nhàn rỗi nên trong nửa đầu năm, VEFAC mạnh tay xuống tiền cho các khoản đầu tư thông qua cho vay, mua chứng khoán, trái phiếu. 

Cụ thể tại ngày cuối tháng 6, trong tổng tài sản 9.000 tỷ đồng, VEFAC có hơn 1.640 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (lãi suất 7% - 8%/năm) cùng với gần 808 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và tương đương tiền.

Trong nửa đầu năm, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 600 tỷ lên 4.023 tỷ đồng, chủ yếu là phải thu về cho vay ngắn hạn với giá trị 3.496 tỷ (cho vay các đối tác với lãi suất 9%/năm và được đảm bảo).

Bắt đầu từ năm 2021, VEFAC ghi nhận giá trị hàng tồn kho và cuối tháng 6/2022, giá trị ghi nhận là 939 tỷ đồng. Đây là các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện đầu tư Dự án Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ngoài ra, công ty có 1.575 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý II.

Khoản nợ lớn nhất của VEFAC được ghi nhận là phải trả ngắn hạn khác có giá trị 4.900 tỷ đồng. Khoản tiền này duy trì trong nhiều kỳ qua, đây là phần vốn góp được Vingroup ứng trước.

Tổng nợ đi vay của doanh nghiệp này là 1.605 tỷ đồng, tăng 200 tỷ so với đầu năm và toàn bộ đều là khoản vay từ Ngân hàng Techcombank với kỳ hạn tối đa 2 năm.

Vốn chủ sở hữu tại ngày 30/6 là 2.462 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 1.666 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối là 791 tỷ.

Năm nay, VEFAC có kế hoạch phát hành gần 853 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ phát hành là 1:5,12 với giá phát hành là 10.000 đồng/cp nhằm huy động 8.530 tỷ đồng. Số vốn huy động được sẽ tài trợ cho dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và dự án xây dựng Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm huyện Đông Anh, Hà Nội.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Người mua nhà xoay sở với lãi suất tăng

Lãi suất tăng khiến nhiều người vay mua nhà chật vật tìm cách cân đối dòng tiền trả nợ. Một số cho thuê lại căn nhà trong khi số khác cắt giảm chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.

Sương mù bao phủ, TPHCM mờ ảo như Đà Lạt

Sáng 22/7, TPHCM xuất hiện sương mù dày đặc, nhiều người dân đi đường bị hạn chế tầm nhìn phải di chuyển chậm, nhiều tòa nhà cao tầng "biến mất" sau màn sương.

Phát triển hàng loạt khu đô thị dọc metro

TP HCM định hướng phát triển nhà ở dọc theo metro như "một mũi tên trúng nhiều đích" - vừa đáp ứng nhu cầu nhà ở vừa tạo nguồn khách dồi dào sử dụng phương tiện này

Hàng không thế giới "căng như dây đàn": Sân bay lớn nhất nhì thế giới hạn chế phục vụ, khách hàng rơi vào "thảm cảnh du lịch"

Theo dự kiến, mùa hè năm nay sẽ là thời kỳ "tái sinh" của ngành hàng không thương mại thế giới sau 2 năm gần như chìm trong giấc ngủ đông. Tuy nhiên, các sân bay lớn nhất thế giới đang chứng kiến một mùa du lịch hỗn loạn nhất trong nhiều thập kỷ.