Công nghệ

Công nghệ 5/7: Tòa án Mỹ ra phán quyết AI được dùng nội dung mạng miễn phí

Big Tech thắng kiện bản quyền AI: Nội dung mạng thành dữ liệu miễn phí?

Hai phán quyết gần đây tại Mỹ, bao gồm vụ kiện liên quan đến Anthropic sử dụng hàng triệu cuốn sách để huấn luyện AI, cho thấy tòa án đang nghiêng về quan điểm: Mọi nội dung công khai trên Internet đều có thể được sử dụng hợp pháp để huấn luyện AI theo nguyên tắc sử dụng hợp lý. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty AI có thể không cần trả tiền cho văn bản, hình ảnh hay video mà họ thu thập từ web.

Big Tech đang đối mặt nhiều thách thức pháp lý trong việc phát triển AI. (Nguồn: Yahoo)

Big Tech đang đối mặt nhiều thách thức pháp lý trong việc phát triển AI. (Nguồn: Yahoo)

Đây là chiến thắng lớn cho Big Tech, nhưng lại là mối đe dọa với các nhà sáng tạo nội dung, vì AI có thể tái tạo lại toàn bộ tri thức số chỉ trong vài giây, làm giảm giá trị của nội dung gốc.

Một số nhà xuất bản như The Atlantic, Time và Ziff Davis đang hợp tác với Cloudflare để phát triển công cụ “AI pay-per-crawl” – buộc AI phải trả tiền nếu muốn thu thập dữ liệu, chuyển từ cơ chế “opt-out” sang “opt-in”.

EU "phớt lờ" Big Tech, giữ nguyên lộ trình luật AI

Liên minh châu Âu (EU) vừa khẳng định sẽ tiếp tục triển khai đúng tiến độ bộ luật trí tuệ nhân tạo (AI Act), bất chấp sức ép từ hơn 100 công ty công nghệ lớn trên thế giới kêu gọi trì hoãn.

Các tập đoàn như Alphabet, Meta, Mistral AI và ASML đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu, bày tỏ lo ngại rằng các quy định nghiêm ngặt trong AI Act có thể làm suy giảm khả năng cạnh tranh của châu Âu trong cuộc đua AI toàn cầu. Tuy nhiên, người phát ngôn Ủy ban châu Âu, ông Thomas Regnier, tuyên bố rõ ràng: “Không có chuyện dừng đồng hồ. Không có thời gian ân hạn. Không có tạm hoãn.”

EU phớt lờ Big Tech giữ nguyên lộ trình luật AI. (Nguồn: Techcrunh)

EU phớt lờ Big Tech giữ nguyên lộ trình luật AI. (Nguồn: Techcrunh)

AI Act là bộ luật đầu tiên trên thế giới áp dụng cách tiếp cận quản lý AI dựa trên mức độ rủi ro. Theo đó, các ứng dụng AI bị coi là “rủi ro không thể chấp nhận được” như thao túng hành vi nhận thức hoặc chấm điểm xã hội sẽ bị cấm hoàn toàn.

Những ứng dụng “rủi ro cao” như nhận diện khuôn mặt, AI trong giáo dục hay tuyển dụng sẽ phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về đăng ký, quản lý chất lượng và đánh giá rủi ro. Trong khi đó, các ứng dụng “rủi ro hạn chế” như chatbot chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn minh bạch nhẹ hơn.

EU đã bắt đầu triển khai AI Act theo từng giai đoạn từ năm 2024 và dự kiến sẽ áp dụng đầy đủ vào giữa năm 2026.

Brazil bắt giữ nghi phạm trong vụ hack ngân hàng trị giá 100 triệu USD

Cảnh sát Brazil vừa bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào hệ thống thanh toán tức thời PIX – gây thiệt hại hơn 540 triệu real (khoảng 100 triệu USD). Đây được xem là một trong những vụ tấn công mạng nghiêm trọng nhất từng xảy ra tại quốc gia Nam Mỹ này.

Nghi phạm bị bắt là João Roque, nhân viên công nghệ thông tin của công ty phần mềm C&M – đơn vị kết nối các tổ chức tài chính với Ngân hàng Trung ương Brazil để thực hiện giao dịch qua PIX. Roque khai đã bán thông tin đăng nhập hệ thống cho nhóm hacker, giúp họ thực hiện hàng loạt giao dịch giả mạo chỉ trong một đêm.

Cảnh sát Brazil đang làm nhiệm vụ. (Ảnh minh họa - nguồn AP)

Cảnh sát Brazil đang làm nhiệm vụ. (Ảnh minh họa - nguồn AP)

Thiệt hại 100 triệu USD chỉ là con số từ một tổ chức tài chính duy nhất, tổng thiệt hại có thể còn cao hơn. 270 triệu real (khoảng 50 triệu USD) đã bị phong tỏa và cảnh sát đang truy tìm ít nhất 4 nghi phạm khác có liên quan.

Ngân hàng Trung ương Brazil đã đình chỉ một phần hoạt động của công ty phần mềm C&M để ngăn chặn rủi ro lan rộng.

Các tin khác

Từ 1/7, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương: Thay đổi lớn ảnh hưởng hàng triệu người

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng, với nhiều thay đổi quan trọng về cách tính mức đóng, thời hạn nộp và quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Hòa Phát muốn có 15-20 tàu vận tải biển

Hòa Phát thông tin sẽ phát triển lên khoảng 15 đến 20 tàu biển, trong đó chủ yếu tập trung các dòng tàu cỡ lớn, vận chuyển khối lượng nhiều.

AI viết CV và cuộc chiến giành việc làm thời 4.0

Một vị trí làm việc từ xa đơn giản nhận hơn 1.200 đơn chỉ sau vài ngày. Ứng viên dùng AI viết CV, nhà tuyển dụng dùng AI lọc hồ sơ - thị trường việc làm 2025 đang biến thành chiến trường của máy móc.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp hơn 8.000 tỷ vào VinSpeed

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp thêm hơn 78,5 triệu cổ phiếu Vingroup, tương đương gần 8.400 tỷ đồng, vào VinSpeed - công ty được thành lập để đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Sacombank đồng hành cùng hộ kinh doanh trong giai đoạn chuyển mình

Chuyển đổi mô hình kinh doanh, quy định mới về thuế, ứng dụng công nghệ và quản lý dòng tiền - những khái niệm mà nhiều cá nhân, tiểu thương, hộ kinh doanh tại Việt Nam đang bắt đầu tiếp cận, làm quen trong bối cảnh chính sách thuế có nhiều thay đổi.

Thêm một Phó tổng PGBank xin nghỉ việc

PGBank cho biết đã nhận được đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động của Phó Tổng Giám đốc Lê Văn Phú. Ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc PGBank kể từ ngày 12/3/2024.

Trăm năm Chợ Chiều - Giếng Thí

Giữa một làng quê ven biển Quảng Ngãi, nơi sóng gió thấm vào đời sống bình dị, có một địa danh thân thương mà người dân gọi bằng tất cả niềm kính nhớ: Chợ Chiều - Giếng Thí.