Tài chính

Công cuộc bảo vệ bản quyền chuột Mickey sắp kết thúc: "Đứa con tinh thần" của Disney sẽ sớm trở thành tài sản công cộng

Công cuộc bảo vệ bản quyền chuột Mickey sắp kết thúc: 'Đứa con tinh thần' của Disney sẽ sớm trở thành tài sản công cộng - Ảnh 1.

Trước đây, cách Disney bảo vệ các nhân vật hoạt hình của mình được cho là vô cùng cứng rắn, theo The New York Times. Công ty này từng buộc một trung tâm chăm sóc tại Florida dỡ bỏ bức tranh dán tường hình chuột Minnie trái phép, thậm chí từ chối việc khắc gấu Pooh lên bia mộ một em bé vì cho rằng đây đều là những hành vi vi phạm bản quyền. Một đạo luật mang tên Bảo vệ Chuột Mickey thậm chí còn ra đời vào năm 1998 như một cách để Disney bảo vệ đứa con tinh thần của mình.

Tuy nhiên, một cách mỉa mai, một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của Disney - chuột Mickey - lại sắp bị đưa vào diện tài sản công cộng. “Steamboat Willie”, bộ phim ngắn năm 1928 đưa hình ảnh Mickey ra thế giới, theo đó sẽ mất bản quyền tại Mỹ và một số quốc gia khác vào cuối năm tới. Điều này khiến người hâm mộ vô cùng ngạc nhiên, rằng một Disney nổi tiếng ưa kiện tụng để bảo vệ nhân vật nay lại chấp nhận “bán con cho người khác”.

“Trên các diễn đàn Reddit và Twitter, những người sáng tạo nội dung đang rất hào hứng, rằng đây sẽ là một khởi đầu mới cho Mickey. Tuy nhiên, một số người đang hiểu sai về vấn đề bản quyển”, Aaron J.Moss, một đối tác của Greenberg Glusker ở Los Angeles, cho biết.

Tuy nhiên. vấn đề có vẻ phức tạp và những người cố gắng tận dụng bản quyền “Steamboat Willie” sắp hết hạn có thể dễ dàng rơi vào “bẫy” bất hợp pháp. “Câu hỏi đặt ra là Disney cố gắng vạch ra ranh giới như thế nào, và liệu phía tòa án có tham gia vào công cuộc này hay không”, ông Moss nói.

Nhấn mạnh lại, hiện chỉ có duy nhất một phiên bản sắp mất bản quyền là chú chuột Mickey trong “Steamboat Willie” - một phim ngắn dài tám phút ít cốt truyện. Nhân vật này không biết nói, được dựng thô sơ và gây ấn tượng mạnh bởi tính cách nghịch ngợm.

Các phiên bản sau của nhân vật này sẽ vẫn được bảo vệ bản quyền, trong đó có chuột Mickey quần đùi đỏ và găng tay trắng quen thuộc với khán giá màn ảnh nhỏ. Chúng cũng sẽ được đưa vào diện tài sản công cộng, song vào những thời điểm khác nhau trong thập kỷ tới.

Công cuộc bảo vệ bản quyền chuột Mickey sắp kết thúc: 'Đứa con tinh thần' của Disney sẽ sớm trở thành tài sản công cộng - Ảnh 2.

Một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của Disney - chuột Mickey - sắp bị đưa vào diện tài sản công cộng sau nhiều năm hãng phim nỗ lực bảo vệ bảo quyền.

Bản quyền “Steamboat Willie” hết hạn đồng nghĩa với việc bộ phim ngắn đen trắng có thể được chiếu công khai mà không cần sự cho phép của Disney, thậm chí được bán lại bởi bên thứ ba. Ngoài ra, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng bộ phim và hình tượng chuột Mickey gốc để sáng tạo nội dung nghệ thuật mới.

Năm nay, cuốn sách dành cho trẻ em năm 1926 “Winnie-the-Pooh” của AA Milne cũng được tính là tài sản công cộng. Một nhà làm phim mới nổi sau đó đã thực hiện một bộ phim người thật đóng có tên “Winnie-the-Pooh: Blood and Honey”, chủ yếu nhằm xây dựng hình tượng chú gấu Pooh hoàn toàn mới: hoang dã và kinh dị hơn.

Disney không có quyền truy đòi bản quyền, miễn là nhà làm phim tuân thủ tài liệu từ năm 1926 và không sử dụng bất kỳ yếu tố nào ra đời sau đó. Ví dụ, chiếc áo sơ mi màu đỏ dễ nhận biết của gấu Pooh ra đời vào năm 1930 sẽ không được phép sử dụng.

Tóm lại, hiện tại, hình ảnh chú chuột Mickey gốc được sử dụng trên phạm vi công cộng sẽ không thể coi là thuộc sở hữu Disney. Đây vốn là nhân vật gắn liền với hành trình hãng phim này chinh phục khán giả - những người đã quá quen với việc dán nhãn Mickey là của Disney.

Công cuộc bảo vệ bản quyền chuột Mickey sắp kết thúc: 'Đứa con tinh thần' của Disney sẽ sớm trở thành tài sản công cộng - Ảnh 3.

Công cuộc bảo vệ bản quyền chuột Mickey sắp kết thúc: 'Đứa con tinh thần' của Disney sẽ trở thành tài sản công cộng

“Kể từ lần đầu tiên chuột Mickey xuất hiện trong bộ phim ngắn Steamboat Willie năm 1928, mọi người đã liên kết nhân vật này với những câu chuyện, trải nghiệm và sản phẩm đích thực của Disney,” Disney cho biết trong một tuyên bố. “Điều đó sẽ không thay đổi ngay cả khi bản quyền bộ phim hết hạn. Tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ các phiên bản hiện đại hơn của chuột Mickey để tránh các hành vi sử dụng trái phép các nhân vật biểu tượng”.

Chủ đề về chuột Mickey và bản quyền xuất hiện từ cuối những năm 1990, khi Disney và các công ty giải trí khác vận động thành công Quốc hội mở rộng các biện pháp bảo vệ bản quyền. Theo nhiều cách, Mickey, một nhân vật nổi tiếng hơn cả ông già Noel,  đã trở thành biểu tượng cuối cùng của quyền sở hữu trí tuệ.

Việc gia hạn bản quyền hồi năm 1998 đã gây ra nhiều tranh cãi, khi một số ý kiến cho rằng Quốc hội coi thường Hiến pháp. Được biết Hiến pháp quy định việc bảo vệ bản quyền chỉ nên được thực thi trong một khoảng thời gian nhất định.

“Chúng tôi không có quyền nghi ngờ các quyết định của Quốc hội cũng như các phán quyết. Tuy nhiên chúng có thể gây tranh cãi hoặc được cho là không khôn ngoan”, Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg khi đó nhận định.

Các luật sư và nhà vận động hành lang của Disney có vẻ đã xác định trước, rằng nỗ lực thuyết phục Quốc hội gia hạn thêm bản quyền lần này sẽ thất bại. Điều đó có nghĩa là các phiên bản gốc đầu tiên của Popeye, King Kong, Donald Duck, Flash Gordon, Porky Pig và Superman cũng sẽ sớm được coi là tài sản công cộng tại nhiều thời điểm khác nhau trong thập kỷ tới.

Công cuộc bảo vệ bản quyền chuột Mickey sắp kết thúc: 'Đứa con tinh thần' của Disney sẽ sớm trở thành tài sản công cộng - Ảnh 4.

Các phiên bản gốc đầu tiên của Popeye, King Kong, Donald Duck, Flash Gordon, Porky Pig và Superman cũng sẽ sớm được coi là tài sản công cộng tại nhiều thời điểm khác nhau trong thập kỷ tới.

Trước đó, vào năm 2020, một chi nhánh của Disney đã tính phí một ngôi trường tiểu học 250 USD vì đã tự ý chiếu bộ phim “Vua sư tử” tại buổi gây quỹ của PTA. Cơn bão truyền thông sau đó dữ dội đến mức Robert A. Iger, Giám đốc điều hành của Disney, phải lên tiếng xin lỗi.

Được biết trong thập kỷ qua, Disney đã phải đối mặt với sự trỗi dậy của “văn hóa sáng tạo,”. Công nghệ kỹ thuật số đã cho phép một loạt các vlogger, người có tầm ảnh hưởng trên Instagram và TikTokers kết hợp tài sản trí tuệ vào các tác phẩm mới. Điều đó đặt ra nhiều thách thức mới cho Disney, nhất là sau khi “Steamboat Willie” mất bản quyền.

Hiện các chuyên gia cùng ngành vẫn đang theo dõi chặt chẽ xem liệu Disney và các công ty giải trí khác có cố gắng áp dụng luật nhãn hiệu mới thay thế hoặc mở rộng bản quyền hay không.

“Chúng ta sắp hết hạn bản quyền trong một loạt các tác phẩm trực quan”, Bà Jane Ginsburg, chuyên gia về luật sở hữu trí tuệ giảng dạy tại Đại học Columbia, cho biết.

Được biết chuột Mickey đã được vinh danh trên Đại lộ Danh Vọng từ năm 1978. Đến ngày 23/1/2018, chuột Minnie, phiên bản nữ của Mickey cũng được vinh danh trên đại lộ sau 90 năm xuất hiện trên màn ảnh.

Theo: The New York Times

Cùng chuyên mục

Đọc thêm