Xã hội

Công an TP.HCM triệt phá nhiều tổ chức tội phạm lớn

Sự kiện: Tin nóng

Chiều 28-12, Công an TP.HCM tổ chức buổi Gặp mặt báo chí thông báo tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong năm 2022 dưới sự chủ trì của đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc Công an TP.HCM.

Công an TP.HCM tiếp tục kéo giảm phạm pháp hình sự

Theo Công an TP.HCM, trong năm 2022, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP được đảm bảo. Số vụ phạm tội về TTXH được kéo giảm (-156 vụ); đã điều tra khám phá 3171 vụ (74,33%), bắt 4972 người; triệt phá nhiều đường dây, tổ chức tội phạm lớn, mang tính tiêu biểu của cả nước.

Công an TP.HCM triệt phá nhiều tổ chức tội phạm lớn - 1

Đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc Công an TP.HCM thông tin đến báo chí trong buổi gặp mặt. Ảnh: NT

Cụ thể như triệt phá nhiều đường dây, tổ chức cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch hơn 700 tỉ đồng; triệt phá các tổ chức cho vay với thủ đoạn "khủng bố" người vay và người thân...

Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà, Phó Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết, hầu hết các vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận quan tâm đều được Công an TP điều tra khám phá, truy bắt nhanh các đối tượng gây án.

“Tuy nhiên, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người vẫn còn xảy ra, nhất là tội phạm giết người, giết người thân do mâu thuẫn bột phát, mâu thuẫn tình cảm gia đình với hành vi dã man, mất nhân tính, gây bức xúc dư luận” – lãnh đạo Phòng Tham mưu nói.

Công an TP.HCM triệt phá nhiều tổ chức tội phạm lớn - 2

Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà, Phó Trưởng Phòng tham mưu, Công an TP.HCM thông tin đến cơ quan báo chí. Ảnh: NT

Trong năm, tội phạm xâm phạm sở hữu (cướp, cướp giật, trộm tài sản) được kéo giảm mạnh (so với năm 2019 giảm 279 vụ). Tội phạm mua bán người từ Việt Nam sang Campuchia rộ lên trong thời gian gần đây, bằng thủ đoạn hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” để dụ dỗ, lôi kéo các nạn nhân.

Trong năm 2022, ghi nhận 4.266 vụ phạm tội về trật tự xã hội (so với năm 2019 giảm 156 vụ, tương ứng giảm 3,53%; so với năm 2021 tăng 295 vụ, tương ứng 7,43%).

Về ma túy, trong năm 2022, Công an TP đã đấu tranh, khám phá 1,294 vụ, bắt giữ 4.074 đối tượng (so với năm 2019 giảm 354 vụ, tăng 149 người; so với năm 2021 giảm 03 vụ, tăng 1.717 người). Công an thu giữ tang vật: 91,694kg Heroin; 313,486g Cocain; 147,414kg Cần sa; 757,016kg Ma túy tổng hợp; 12 khẩu súng; 127 viên đạn; 6 dao tự chế; 18 ô tô; 663 xe máy...

Nổi lên nhiều thủ đoạn phạm pháp về kinh tế

Về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, trong năm 2022, Công an TP đã phát hiện, xử lý 2.569 vụ với 1.262 người… thu giữ hàng hóa vi phạm hơn 259,7 tỉ đồng.

Công an TP.HCM triệt phá nhiều tổ chức tội phạm lớn - 3

Đại diện nhiều cơ quan thông tấn báo chí tham dự buổi gặp mặt. Ảnh: NT

Theo Công an TP.HCM trong năm, nổi lên một số phương thức, thủ đoạn hoạt động vi phạm pháp luật về kinh tế như: “Thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu, không thực hiện thủ tục đấu thầu theo quy định, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, mua hàng hóa trước, sau đó mới lập hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ chỉ định thầu nhằm hợp thức hóa; lập chứng từ mua bán lòng vòng để nâng khống giá hàng hóa nhằm tham nhũng, trục lợi.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn không thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng các nguồn thu, chi hoặc tiền, tài sản nhà nước trong các hoạt động kinh tế nhằm chiếm đoạt hoặc gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước; hành vi lập khống chứng từ nhằm chiếm đoạt tiền tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; hành vi lập khống các hợp đồng kinh tế, cấu kết với các cán bộ ngân hàng chiếm đoạt vốn vay; nhân viên ngân hàng giả chữ ký, lập khống chứng từ để chiếm đoạt tài sản khách hàng…

Trong năm, Công an TP.HCM cũng phối hợp với lực lượng Kiểm tra liên ngành VH-XH các cấp kiểm tra, đề xuất xử lý triệt để các cơ sở kinh doanh không phép, “biến tướng”, không đảm bảo điều kiện về an toàn PCCC, gây mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội; để người khác lợi dụng sử dụng trái phép chất ma túy ngay trong cơ sở kinh doanh, nhận cầm cố tài sản do người khác phạm tội mà có...

Công an TP cũng đã kéo giảm mạnh tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa ở cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương). Ghi nhận xảy ra 2.011 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 630 người chết, 1.321 người bị thương; 3 vụ tai nạn trên tuyến đường sắt, làm 3 người chết (giảm 2 vụ, giảm 3 người chết); 3 vụ tai nạn trên tuyến đường thủy nội địa, làm 2 người chết (giảm 3 vụ, tăng 1 người chết).

Trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an TP đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, qua đó đã kiềm chế, kéo giảm số vụ cháy so với cùng kỳ năm 2019 và 2021.

Tuy nhiên, dù được kiềm chế, kéo giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp tại các cơ sở sản xuất, nhà đơn lẻ của người dân. Ghi nhận xảy ra 195 vụ cháy, làm chết 4 người, bị thương 13 người, thiệt về tài sản hại 124 vụ ước tính 39,2 tỷ đồng, 71 vụ chưa ước tính được thành tiền (so với năm 2019 giảm 147 vụ - tương ứng 44,52%, giảm 7 người chết, so với năm 2021 giảm 16 vụ - tương ứng 7,58%, giảm 22 người chết, giảm 23 người bị thương).

Trong thời gian tới, Công an TP.HCM cũng tập trung vào 6 công tác trọng tâm. Nổi bật như: Tiếp tục trấn áp mạnh tội phạm có tổ chức, nhất là tội phạm liên quan “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án; tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội; tội phạm xâm phạm sở hữu (trộm cắp, cướp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tải sản); gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích (sau khi sử dụng rượu, bia) các tệ nạn cờ bạc, đá gà, mại dâm... tạo môi trường xã hội lành mạnh góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Bên cạnh đó là tập trung nắm tình hình, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng ngân hàng; đầu cơ, buôn lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, làm giả, thao túng giá vàng, ngoại tệ trên địa bàn thành phố, tung tin thất thiệt gây rối loạn thị trường vào thời điểm cuối năm.

Công an cũng tăng cường tuần kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông (sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, đi quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu...).

Chia sẻ
Theo Nguyễn Tân (Pháp luật TPHCM)

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

12.720 đơn đặt hàng máy bay trên thế giới đang tồn đọng

Dù du lịch đang trên đà phục hồi cùng với việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế đi lại do dịch COVID-19, ngành hàng không thế giới vẫn chưa thể vui mừng vì phải đối mặt với một khó khăn khác: tình trạng thiếu hụt máy bay trầm trọng hậu COVID-19.

Đã đến lúc dừng cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng?

Cuộc đua lãi suất huy động không làm quy mô vốn huy động tăng đột biến, dòng vốn chỉ dịch chuyển giữa các ngân hàng. Nếu không có sự can thiệp hành chính để dừng cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng sẽ rất khó khăn cho nền kinh tế.