Phong cách sống

Concert Anh trai: Hay đấy, tốt đấy nhưng chưa vội mừng

Sau làn sóng concert Anh trai tại Hà Nội, các nhà sản xuất đua nhau tung ra những con số kỷ lục. Anh trai say hi xem 90.000 khán giả tại hai đêm diễn ở Mỹ Đình là dấu ấn lịch sử mới cho ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo nội dung ở Việt Nam.

Trong khi Anh trai vượt ngàn chông gai gọi đêm nhạc ở Hưng Yên là lễ hội ấn tượng với hơn 130.000 khán giả đến tham gia và ủng hộ. Họ tự vinh danh đây là sự kiện văn hóa, lễ hội có lượng người tham dự đông kỷ lục tại Hưng Yên.

Concert Anh trai: Hay đấy, tốt đấy nhưng chưa vội mừng- Ảnh 1.

Concert Anh trai: Hay đấy, tốt đấy nhưng chưa vội mừng- Ảnh 2.

Concert Anh trai: Hay đấy, tốt đấy nhưng chưa vội mừng- Ảnh 3.

Concert Anh trai: Hay đấy, tốt đấy nhưng chưa vội mừng- Ảnh 4.

Các concert Anh trai ghi nhận lượng khán giả kỷ lục.

Trao đổi với Tiền Phong , Tiến sĩ Nguyễn Văn Trường, Trưởng bộ môn Thương mại Quốc tế, Đại học Ngân hàng TPHCM, nhận định các concert Anh trai giúp kích cầu, tạo ra kinh tế văn hóa.

Theo chuyên gia, sự thành công của các đêm nhạc tạo hiệu ứng cũng như tác động tích cực tới nền kinh tế, đặc biệt có ý nghĩa ở thời điểm này.

Trước đó, hai đêm concert của BlackPink vào cuối tháng 7 tại Mỹ Đình đã bán ra 67.443 vé, tổng doanh thu mang về gần 13,7 triệu USD (tương đương hơn 331 tỷ đồng).

“Rõ ràng, từ số liệu mà BTC công bố cho thấy các đêm nhạc của chúng ta không hề thua kém so với một số concert có tầm cỡ quốc tế. Đó là tín hiệu tốt giúp kích thích, phát triển kinh tế, tạo ra ngành công nghiệp văn hóa. Chúng ta từng có những show diễn thành công của BlackPink hay Mỹ Tâm. Giờ chúng ta có thêm concert từ các chương trình Anh trai say hi, Anh trai vượt ngàn chông gai”, chuyên gia cho hay.

Chuyên gia phân tích thành công của những concert không chỉ nhìn từ góc độ doanh thu bán vé, đó còn là hiệu ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới hàng không, du lịch, thị trường bán lẻ, dịch vụ phái sinh…

“Chúng ta có thể tính toán được doanh thu từ con số bán vé nhưng tác động dây chuyền khó xác định. Hãy xem đây là điểm sáng để xây dựng những chương trình tương tự, thúc đẩy kinh tế văn hóa và công nghiệp giải trí phát triển”, chuyên gia nhận định.

Concert Anh trai: Hay đấy, tốt đấy nhưng chưa vội mừng- Ảnh 5.

Concert Anh trai: Hay đấy, tốt đấy nhưng chưa vội mừng- Ảnh 6.

Concert Anh trai: Hay đấy, tốt đấy nhưng chưa vội mừng- Ảnh 7.

Chuyên gia e ngại các concert Anh trai chỉ nổi lên như một hiện tượng thoáng qua, đáng quan tâm ở thời điểm hiện tại.

Bài toán khó cho nhà sản xuất

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Trường, dư luận nên ghi nhận mặt tích cực mà các con concert Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai đã làm được.

“Họ thành công vì đã đánh trúng tâm lý đám đông, tạo ra những bản hit, xây dựng hình tượng những nghệ sĩ trẻ toàn năng… Tuy nhiên, để duy trì sức nóng và sức hút không phải câu chuyện đơn giản. Nếu không có tính toán mới từ con người tới kịch bản chương trình sẽ gây nhàm chán. Hơn nữa, số lượng khán giả đông cũng là bài toán khó cho nhà sản xuất về công tác tổ chức. Liệu những chương trình sau có đủ sức hấp dẫn hay dần thoái trào và chết yểu. Nhà sản xuất phải nghĩ ra cái mới, tạo trend, tạo idol kết hợp truyền thông”, chuyên gia phân tích.

Chuyên gia cho rằng những người làm công nghiệp văn hóa ở một số quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… họ biết cách để thu hút khán giả. Tuy nhiên, khái niệm này còn mới mẻ với Việt Nam.

Chuyên gia e ngại các concert Anh trai chỉ nổi lên như một hiện tượng thoáng qua, đáng quan tâm ở thời điểm hiện tại.

“Để có đánh giá xác thực, tôi nghĩ cần thời gian. Khi đó, chúng ta có đầy đủ con số, dữ liệu và những tác động cụ thể. Rõ ràng, các đêm nhạc hay đấy, tốt đấy nhưng chưa vội mừng, phải chờ thôi. Khán giả trẻ khó tính đấy, chứ không hề dễ dãi”, chuyên gia Nguyễn Văn Trường nói.

Trước thắc mắc có thể nhân rộng mô hình concert tại các tỉnh, thành, chuyên gia đánh giá chưa phù hợp vì yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội, số lượng khán giả hạn chế.

Bên cạnh việc ủng hộ phát triển công nghiệp văn hóa, chuyên gia Nguyễn Văn Trường lưu ý vấn đề văn hóa, đạo đức, tránh thần tượng thái quá ở giới trẻ.

“Tôi hoàn toàn đồng tình và ủng hộ việc xây dựng nền công nghiệp giải trí nhưng dựa trên chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phù hợp với thế giới. Tránh hiện tượng thần tượng quá đà, gây ra hệ lụy đáng tiếc”, chuyên gia chia sẻ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm