Bất động sản

Cơn gió ngược chiều với thị trường bất động sản

(Ảnh minh họa: Hoàng Huy).

Trong báo cáo ngành mới cập nhật, nhóm phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá, xu hướng lãi suất tăng và kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản sẽ là cơn gió ngược chiều cho ngành này, tạo áp lực lên việc vay mới, chi phí vốn vay tăng cao và nhu cầu xuống mức thấp.

Theo BSC Research, tỷ lệ hấp thụ các dự án đã chậm đi rất nhiều trong quý III/2022, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng. Do đó, thời điểm triển khai mở bán mới và giá bán sẽ thay đổi rất nhiều so với kế hoạch ban đầu của các doanh nghiệp và giá trị mở bán mới/bàn giao dự án cũ sẽ yếu đi nhiều trong thời gian tới. 

Đối với các doanh nghiệp niêm yết, quy mô trái phiếu đáo hạn năm 2023 cao hơn 2 lần năm 2022, chiếm khoảng 20% tổng giá trị đáo hạn toàn ngành bất động sản.

(Nguồn: BCTC các doanh nghiệp, BSC Research).

Theo thông tin từ báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết, tổng quy mô đáo hạn trái phiếu các doanh nghiệp niêm yết năm 2023 và 2024 lần lượt là 32.666 tỷ đồng và 19.582 tỷ đồng.

Nhóm phân tích đánh giá, mặc dù 80% giá trị đáo hạn ngành bất động sản năm 2023 chủ yếu nằm ở các công ty bất động sản chưa niêm yết nhưng áp lực dòng tiền thanh toán trái phiếu đáo hạn cũng đè nặng lên các doanh nghiệp niêm yết trong bối cảnh gần như mọi nguồn huy động vốn đều trở nên khó khăn bao gồm cả bán hàng cũng như các doanh nghiệp sẽ có lượng lớn nợ vay ngân hàng đáo hạn trong 2023. 

Công ty chứng khoán này cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, dòng tiền của nhiều doanh nghiệp bất động sản niêm yết hầu như đều đến từ việc huy động vốn thông qua vay nợ/phát hành trái phiếu. Mặc dù tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản của các doanh nghiệp này vẫn chưa quá cao nhưng áp lực thanh toán nợ đến hạn trong năm 2023 - 2024 là tương đối lớn khi giá trị mở bán mới trong 9 tháng qua sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ và cả năm 2021.

Giá trị mở bán mới chỉ bắt đầu chứng kiến mức giảm mạnh từ quý III/2022 với mức giảm 50-80% về giá trị so với hai quý đầu năm. Nhóm phân tích dự báo, xu hướng sụt giảm giá trị mở bán mới vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới khi các dự án hiện tại đa số là phân khúc cao cấp chưa đáp ứng nhu cầu thực, khả năng triển khai dự án mới của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh thắt chặt tín dụng và bất ổn về kinh tế vĩ mô.

Thống kê trước đó của FiinRatings cũng chỉ ra, tính đến hết tháng 10, giá trị trái phiếu bất động sản đang lưu hành có quy mô 445.000 tỷ đồng, chiếm gần 34% tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đang lưu hành và chiếm gần 50% tổng giá trị trái phiếu của các tổ chức doanh nghiệp phi tài chính (hơn 896.000 tỷ đồng).

Nhóm phân tích cho rằng, mặc dù hoạt động rút trước hạn của nhà đầu tư và mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành gây không ít khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp, nhưng điều này cũng đã góp phần giảm đáng kể áp lực từ số dư trái phiếu sẽ đáo hạn còn lại tại thời điểm hiện nay.

Song, áp lực đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản vẫn duy trì ở mức đáng kể từ năm 2023 với hơn 119.000 tỷ đồng và năm 2024 gần 112.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, thị trường chứng kiến nhiều hình thức tái cấu trúc nợ khác nhau và được áp dụng ngày càng nhiều bởi các tổ chức phát hành. Một số phương án phổ biến như gia hạn kỳ hạn thanh toán nợ gốc với lãi suất mới, chuyển đổi thành hợp đồng cho vay dài hạn với lãi suất mới, chuyển đổi sang sản phẩm bất động sản.

FiinRatings cho rằng, đây là một dấu hiệu khá tích cực cho vấn đề thanh khoản hiện nay của thị trường bởi biện pháp này giúp giải quyết vấn đề áp lực dòng tiền trả nợ trong ngắn hạn trước làn sóng yêu cầu tất toán trước hạn của trái chủ.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Nước biển dâng tràn bờ biển Mỹ vào năm 2050?

TTO - Phân tích cho thấy đến năm 2050, mực nước biển dọc theo bờ biển của Mỹ có thể tăng tới 30 cm so với mực nước hiện tại, theo nghiên cứu của NASA được công bố trên tạp chí Communications Earth & Environment.

USD chạm đáy 8 tháng do lạm phát chậm lại, vàng, euro, yen Nhật đồng loạt tăng

Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tuần so với rổ các loại tiền tệ chủ chốt trong ngày thứ Năm (1/12) sau khi dữ liệu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 10 tăng mạnh, trong khi lạm phát được kiểm soát, làm tăng thêm kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang đang tiến gần đến mức “đỉnh” lãi suất.

"Samsung" ngành hóa dầu Việt Nam: Rót 5 tỷ USD cho Tổ hợp hóa dầu lớn nhất miền Nam, nắm trọn thượng nguồn và hạ nguồn ngành nhựa

"Đổ bộ" thị trường Việt Nam từ năm 1992 với hệ sinh thái hơn 24 công ty cùng khối tài sản 6,5 tỷ USD, Tập đoàn SCG đã thâu tóm loạt DN top đầu từ lĩnh vực ống PVC (Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong), giấy bao bì (Kraft Vina), hóa dầu (Hóa dầu Long Sơn), đến gạch men (Prime Group) hay xi măng (Xi măng Bửu Long)...