Được nhận vào danh giá là mơ ước của nhiều học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, có một cô gái đỗ Đại học Nam Kinh (ĐH nổi tiếng ở Trung Quốc) lại có tâm trạng khác. Lúc đầu, gia đình rất vui mừng nhưng về sau, người mẹ cho biết bà rất hối hận và đã phạm sai lầm khi cho con theo học nơi đây. Bà thẳng thắn cho rằng có thể bản thân khác với hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm.
Người mẹ chia sẻ rằng mình là giáo viên dạy Toán cấp 2. Xét về trình độ thì người mẹ này chắc chắn phải giỏi. Vì vậy, việc con vào Đại học Nam Kinh càng trở thành niềm tự hào của gia đình.
Nhưng gần đây người mẹ này đã mất ngủ sau khi trò chuyện với con gái. Bà nhận thấy con có lối suy nghĩ quá "cực đoan" và không thể nghe bất kỳ lời thuyết phục nào từ gia đình.
Cụ thể, cô gái bày tỏ rằng sau này mình không muốn kết hôn và muốn sống độc thân. Thời gian rảnh cô chỉ tập trung vào việc học lên cao. Người mẹ khẳng định chính môi trường đã tạo ra những suy nghĩ lệch lạc của con gái: "Ai cũng ghen tỵ khi con bé đỗ đại học danh giá, nhưng quan điểm bị bóp méo thì đó chỉ là một sự giáo dục thất bại".
Theo bà, trình độ học vấn được nâng cao, độc lập về kinh tế, nên hôn nhân không còn là nhu cầu thiết yếu như trước. Chính những "tấm gương" chỉ biết học và học của bạn bè ở ngôi trường hàng đầu này khiến con bà bây giờ muốn theo đuổi phát triển bản thân và sự nghiệp thay vì lấy chồng. Trong khi, nhiệm vụ cao cả nhất của một người phụ nữ là kết hôn, làm mẹ.
Tuy nhiên, cư dân mạng lại đưa ra cái nhìn khác biệt hơn.
Thực ra, chuyện không chịu lấy chồng căn bản không liên quan gì đến việc con gái bà đỗ vào trường cao đẳng hay đại học danh giá. Vì vậy, vấn đề này không nên đổ lỗi cho Đại học Nam Kinh.
Trên thực tế, những đứa trẻ có cá tính, giỏi giang thường có thể trở thành những tài năng lớn, nhưng vấn đề là những đứa trẻ như vậy lại khó "dạy dỗ". Cha mẹ đôi khi cũng rất chán nản, vì dù có nói gì thì con cũng không nghe vì chúng đã được tiếp xúc nhiều hơn thế giới rộng lớn nên cảm thấy thói quen của bố mẹ đã rất lỗi thời.
Một cư dân mạng đã chia sẻ bài thơ của Gibran gửi mẹ với mong muốn xoa dịu tâm trạng của bà lúc này. Tên bài thơ này có tên là Gửi Trẻ Em.
Ý nghĩa chung thực ra là cha mẹ tuy cho con cái sự sống nhưng không thể hạn chế sự phát triển tự do về tâm hồn của chúng. Vì vậy, khi sự phát triển đạt đến một mức độ nhất định thì con cái phải có những nhân cách độc lập.
Đặc biệt sau khi vào đại học, hiện tượng này càng rõ ràng hơn. Cha mẹ không thể tước đi quyền tự do của con mình chỉ vì muốn kiểm soát con. Nhiều người đoán Đại học Nam Kinh cũng rất "đau khổ". Là một trường đại học danh tiếng, vì vấn đề cá nhân của một sinh viên mà phải "gánh" những chỉ trích không đáng có.
Trên thực tế, những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc này đều có quan điểm riêng về tương lai của mình. Miễn là con có quan điểm đúng đắn về cuộc sống thì không có vấn đề gì và nên được mọi người tôn trọng.