Tài chính

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo EU sẽ thiếu khí đốt chưa từng có trong mùa đông tới

Hãng ABC News đưa tin, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE) cho biết châu Âu phải đối mặt với những rủi ro chưa từng có đối với nguồn cung khí đốt tự nhiên trong mùa đông này sau khi Nga cắt bỏ hầu hết các chuyến hàng chở dầu thông qua các đường ống. Cơ quan này cũng cảnh báo rằng các quốc gia châu Âu có thể phải cạnh tranh với châu Á về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - mặt hàng vốn đã khan hiếm và chi phí mặt hàng này có thể cao hơn do phải vận chuyển bằng tàu.

IEA có trụ sở tại Paris cho biết trong báo cáo hàng quý của mình rằng, 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu sẽ cần giảm 13% việc sử dụng khí đốt tự nhiên trong mùa đông trong trường hợp Nga cắt đứt hoàn toàn trong hoạt động quân sự ở Ukraine. Phần lớn, sự cắt giảm sẽ phải đến từ hành vi của người tiêu dùng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo EU sẽ thiếu khí đốt chưa từng có trong mùa đông tới - Ảnh 1.

EU cuối tuần trước đã đồng ý yêu cầu giảm tiêu thụ điện ít nhất 5% trong giờ cao điểm

Chỉ một lượng nhỏ khí đốt của Nga vẫn đang đi qua các đường ống ở Ukraine tới Slovakia, qua Biển Đen, qua Thổ Nhĩ Kỳ và đến Bulgaria. Hai tuyến đường khác, dưới Biển Baltic đến Đức qua Belarus và qua Ba Lan đã dừng hoạt động.

Đợt lạnh cuối mùa đông

Một nguy cơ khác được nghiên cứu nhấn mạnh rằng đợt lạnh giá nghiêm trọng sẽ xảy ra vào cuối mùa đông, điều này sẽ đặc biệt khó khăn bởi trữ lượng khí đốt dưới lòng đất chảy chậm hơn vào cuối mùa do lượng khí đốt lúc này ít hơn và áp xuất trong các bể chứa thấp hơn.

EU đã lấp đầy kho dự trữ tới 88% trước mục tiêu 80% vào thời điểm mùa đông chưa tới. IEA cho rằng, EU sẽ cần dự trữ tới 90% trong trường hợp Nga cắt hoàn toàn khí đốt.

Các doanh nghiệp ở châu Âu đã cắt giảm việc sử dụng khí đốt tự nhiên bằng cách từ bỏ các hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng như sản xuất thép và phân bón. Ghi nhận một số doanh nghiệp nhỏ hơn đang gặp khó khăn nghiêm trọng về chi phí.

Dự báo suy thoái

Cũng theo ABC News giá khí đốt tự nhiên cao, được sử dụng để sưởi ấm nhà cửa, sản xuất điện và cần thiết trong một loạt các quy trình về công nghiệp, đang thúc đẩy lạm phát tiêu dùng lên mức kỷ lục 10% ở 19 quốc gia EU.

Giá năng lượng đang tăng cao làm giảm sức mua của người tiêu dùng đến mức, các nhà kinh tế dự đoán, châu lục này sẽ gặp một cuộc suy thoái vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Các chính phủ và công ty dịch vụ công cộng châu Âu đã bù đắp phần lớn sự thiếu hụt của khí đốt Nga bằng cách mua các nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng đắt tiền, được vận chuyển bằng tàu từ các quốc gia như Mỹ và Qatar và bằng cách tăng nguồn nhập khí đốt thông qua đường ống từ Na Uy và Azerbaijan.

Mục tiêu của các động thái này là ngăn chặn việc mức lưu trữ khí đốt giảm tới mức các chính phủ phải phân chia khí đốt cho các doanh nghiệp.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo EU sẽ thiếu khí đốt chưa từng có trong mùa đông tới - Ảnh 2.

Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne

Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne hôm 3/10 trấn an nỗi lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt ở nước này, nói rằng Pháp đã đa dạng hóa nguồn cung cấp và dự trữ “ở mức tối đa”.

"Chúng tôi đã sẵn sàng đối mặt với mùa đông này", bà nói với hạ viện Pháp.

Nói về nỗ lực tiết kiệm năng lượng của chính phủ, bà Borne nói thêm rằng không có rủi ro nào về việc cắt giảm năng lượng trong những tháng tới "nếu mọi người thực hiện đúng vai trò của mình".

Cạnh tranh với châu Á

Các nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng việc cắt giảm khí đốt của Nga là hành vi chơi xấu về năng lượng, nhằm gây sức ép với các chính phủ về sự ủng hộ của họ đối với Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Khi Nga ngừng vận chuyển dòng khí đốt qua Nord Stream 1, sau đó 2 dự án Nord Stream 1 và 2 đều gặp sự cố nghiêm trọng, nhu cầu về khí đốt hóa lỏng đã khiến giá năng lượng tăng cao, một số nước nghèo ở châu Á không thể mua được khí đốt.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo EU sẽ thiếu khí đốt chưa từng có trong mùa đông tới - Ảnh 3.

Bangladesh đang đối mặt với tình trạng mất điện

Bangladesh đang trải qua tình trạng mất điện trên diện rộng, trong khi Pakistan phải đối mặt với tình trạng mất điện liên tục và nước này đã áp dụng giảm giờ làm việc để các cửa hàng và nhà máy có thể tiết kiệm điện.

IAE cho biết: “Cạnh tranh giữa các khu vực trong lĩnh vực mua sắm LNG có thể tạo ra căng thẳng hơn nữa, vì nhu cầu bổ sung khí đốt của châu Âu sẽ gây áp lực lớn hơn đối với những người mua khác, đặc biệt là ở châu Á và ngược lại, các đợt lạnh ở châu Á có thể hạn chế khả năng tiếp cận LNG của châu Âu”.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Vì sao nhà ở xã hội đang vắng bóng?

Bộ Xây dựng cho biết, trong khoảng 400 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang triển khai đầu tư trên cả nước, có tới 245 dự án đang trong cảnh 'nằm chờ' hoàn thành thủ tục đầu tư.

Chi để "cứu" nhà đầu tư, cơ quan quản lý

Trước việc Bộ GTVT đề xuất chi ngân sách hơn 13,1 nghìn tỷ đồng để mua lại các dự án BOT có trạm thu phí đang vỡ phương án tài chính, dư luận cho rằng, đề xuất này không chỉ “cứu” nhà đầu tư mà còn “cứu” cả cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ. Ðể xảy ra tình trạng dự án một nơi, trạm một nẻo, phí chồng phí, quy hoạch chồng chéo… được cho là có trách nhiệm lớn của cơ quan ký hợp đồng dự án giao thông BOT...

Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà, đất: Quy định còn mơ hồ

Mới đây, Chính phủ đã trình Quốc hội Tờ trình tóm tắt về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có nội dung mới quy định mức thuế cao hơn đánh vào người sở hữu nhiều nhà, đất. Theo các chuyên gia, việc đánh thuế là cần thiết nhưng phải cụ thể đánh thuế mức nào và đối tượng ra sao để bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế. Cùng với đó, một vấn đề cũng được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đó là làm thế nào để gỡ vướng trong thủ tục tiếp cận đất đai.

Khoảng 60% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng trong quý IV/2022

Theo kết quả khảo sát của NHNN, có 59-61% TCTD kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37 điểm % trong quý IV/2022. Bên cạnh đó 88,3% TCTD dự kiến tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 6,8% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022