Theo thống kê của Havard Business Review, hơn 80% lãnh đạo công ty xuất thân từ bộ phận Sales - Phát triển khách hàng (CD). Họ được đánh giá cao về tư duy, năng lực nhạy bén với thị trường, tinh thần dám dấn thân, văn hóa không ngừng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Chị Trần Thị Minh Nguyệt là một trong những người có tư duy cầu tiến, không ngại thách thức. Từ công việc nghiên cứu phát triển thị trường - Consumer Market Insight, chị bước vào lĩnh vực Sales và trải nghiệm ba bộ phận khác nhau tại phòng CD của Unilever.
Trái với quan điểm của nhiều người: nghề sales chuyên bán hàng từ ngày này qua tháng nọ, chị Nguyệt tiết lộ thực tế phòng CD của Unilever đã "nâng tầm", số hóa khắp kênh bán hàng nhiều năm qua.
"Phát triển khách hàng ngày nay không chỉ có mặt tại các điểm bán để theo dõi, làm việc với chuỗi siêu thị, tạp hóa, mà còn đẩy mạnh đào tạo kỹ năng công nghệ cho nhân viên sales, sử dụng dữ liệu thời gian thực, đơn hàng do trí tuệ nhân tạo triển khai, đồng thời phát triển đa kênh, gồm thương mại điện tử", chị lý giải.
Bên cạnh đó, bộ phận "tiền tuyến" này còn có nhiều mắc xích quan trọng khác như: Hoạch định khách hàng (Customer Planning/Key Account), Thương mại điện tử (eCommerce & Omni), Phát triển và hoạch định kế hoạch bán hàng (Customer Strategy & Planning), Tiếp thị người mua hàng (Retail Innovation), Điều phối hoạt động bán hàng (Data & Operation)...
"Vì lầm tưởng phát triển khách hàng là công việc buồn chán, chỉ xoay quanh việc bán hàng nên nhiều bạn đã bỏ lỡ cơ hội. Thực ra, phòng CD ở Unilever phức tạp, đa dạng hơn nhiều, mỗi bộ phận sẽ đem lại trải nghiệm độc nhất. Tôi tin nếu tìm được môi trường hợp cá tính và có nhiều cơ hội rộng mở, mỗi ngày đi làm sẽ là ngày vui, học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới", chị Nguyệt nhận định.
Với chị, công việc này có thể cân bằng sở thích rong ruổi mọi miền đất nước. Chị tích lũy hiểu biết về khách hàng và thị trường, trong đó có sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng giữa thành thị lẫn nông thôn từ những chuyến phượt Bắc - Nam.
Sau trải nghiệm tại Unilever, chị Nguyệt càng hiểu rõ ý nghĩa của nghề phát triển khách hàng. Chị lý giải: "Hiện người dân không chọn sản phẩm vì giá rẻ, mà ưu tiên sở thích cá nhân. Trong khi đó, mỗi kênh mua sắm lại mang đến giải pháp khác biệt. Vì vậy, mục tiêu của phòng CD là cùng đối tác thiết kế trải nghiệm mua sắm riêng biệt cho nhóm khách khác nhau".
Nhiều năm qua, phòng CD tại Unilever đề cao yếu tố tiên phong trong xây dựng, phát triển mọi giải pháp, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nắm bắt mọi cơ hội. Chị Nguyệt trực tiếp điều hành quá trình chuyển đổi số trong bộ phận Bán hàng kênh hiện đại, ứng dụng công nghệ để hoạch định kế hoạch cụ thể, kịp thời thích ứng biến động thị trường.
"Phát triển khách hàng là môn khoa học mà ở đó, mỗi nhân sự đều nỗ lực tạo giá trị cho đối tác lẫn khách hàng thông qua các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng. Để đạt mục tiêu ấy, mỗi nhân sự phòng CD nên tự xem mình là một doanh nhân khởi nghiệp", chị nhấn mạnh.
Với người trẻ có tham vọng, không chịu đứng yên và theo đuổi sự tăng trưởng, chị Nguyệt khuyên nên bắt đầu với phòng CD tại Unilever. Trong đó, chương trình Unilever Future Leaders Programme (UFLP) cùng lộ trình đào tạo quản lý trong hai năm mang đến nhiều cơ hội.
25 năm qua, chương trình "Nhà lãnh đạo tương lai Unilever - UFLP" đã nâng bước nhiều thế hệ quản lý. Đơn vị liên tục được đánh giá cao thành tích xây dựng nơi làm việc bình quyền, chăm sóc sức khỏe toàn diện, phát triển năng lực và kỹ năng lãnh đạo. Gần nhất, Unilever được vinh danh 7 hạng mục tại Vietnam HR Awards 2022 - giải thưởng uy tín về ngành nhân sự tại Việt Nam.
Ứng tuyển chương trình UFLP 2023 để trở thành thế hệ lãnh đạo tương lai thứ 25 của Unilever tại đây, hạn nộp đơn vào 31/1. "Hãy bắt đầu năm mới với khởi đầu mới, thoát khỏi vùng an toàn và thử thách năng lực bản thân", chị Nguyệt gợi ý phái nữ.
(ảnh: Nhân vật cung cấp)