Tài chính

Cô gái kiếm được 23 tỷ đồng trong 3 năm nhờ phương pháp tiết kiệm "phong bì", hàng trăm nghìn người nhiệt tình học theo

Cô gái kiếm được 23 tỷ đồng trong 3 năm nhờ phương pháp tiết kiệm 'phong bì', hàng trăm nghìn người nhiệt tình học theo - Ảnh 1.

Khoảng đầu năm 2021, khi Jasmine Taylor bước sang tuổi 30, tình hình tài chính cá nhân rất rối ren. “Tôi tự nhủ, đây là năm cuối cùng tôi sống như thế này”, Jasmine Taylor chia sẻ, đồng thời cho biết mình đang mắc nợ.

Cô gái này sau đó nỗ lực tìm kiếm phương pháp giúp bản thân kỷ luật chi tiêu trên Youtube, từ đó biết đến hình thức “cash-stuffing”, tức theo dõi và tiết kiệm bằng cách phân bổ tiền vào nhiều phong bì khác nhau.

Jasmine Taylor chia các khoản chi tiêu bằng tiền mặt vào những phong bì gán nhãn. Nếu phong bì cho cửa hàng tạp hóa trống rỗng trước khi hết tháng, cô sẽ cố gắng tận dụng số thức ăn còn lại trong tủ lạnh.

Cứ như vậy, Taylor học được cách xoay sở với số tiền đã lên kế hoạch từ trước. Nó không chỉ giúp cô kỷ luật chi tiêu mà còn mang đến một công việc mới với tư cách là KOL (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) chuyên đăng các video chuẩn bị ngân sách hàng tháng, bỏ tiền vào phong bì và theo dõi chúng.

“Tôi đang kiểm soát chi tiêu và có dòng tiền tốt hơn”, Jasmine Taylor nói.

Sự nổi tiếng cùng hơn 628.000 người theo dõi trên TikTok đã giúp Taylor trả hết 23.000 USD nợ sinh viên và một số khoản tín dụng. Cô cũng bắt đầu công việc kinh doanh mới có tên Baddies and Budgets, bán khóa học kiếm tiền, đồ dùng lập ngân sách và một số phụ kiện liên quan. Năm 2022, công ty thu về khoảng 850.000 USD và sang đến năm nay thì trên đà đạt 1 triệu USD (hơn 23 tỷ đồng).

Quay trở lại với câu chuyện tích trữ tiền mặt. Sau khi lên kế hoạch, Taylor sẽ chia nhỏ các khoản tiền.

“Bạn bắt đầu lập ngân sách, bất kể tiền lương là bao nhiêu. Tôi để chúng trong phong bì nhãn dán, chẳng hạn như chi tiêu biến đổi, chi tiêu khẩn cấp…. Tôi cũng có những khoản tiết kiệm ngắn hạn, dài hạn; tiền dành cho các ngày lễ, bảo dưỡng ô tô”, cô nói.

Cô gái kiếm được 23 tỷ đồng trong 3 năm nhờ phương pháp tiết kiệm 'phong bì', hàng trăm nghìn người nhiệt tình học theo - Ảnh 2.

Jasmine Taylor chia các khoản chi tiêu bằng tiền mặt vào những phong bì gán nhãn.

Phương pháp tiết kiệm bằng phong bì đã xuất hiện phổ biến trong nhiều thập kỷ trước khi có thẻ ghi nợ và thanh toán trực tuyến.

“Những người phụ nữ lớn tuổi đã xem video của tôi. Họ nói họ từng làm điều đó”, Taylor cho biết.

Theo CNBC, Taylor không mất nhiều thời gian thay đổi thói quen quản lý chi tiêu. Trong vài tháng, sau khi kiên trì theo dõi dòng tiền, cô đã tiết kiệm được 1.000 USD.

“Tôi nhìn vào phong bì và nghĩ, ‘Ôi chúa ơi’. Đó là cảm giác thú vị khi thấy bản thân mình làm được điều gì đó”.

Sau khi những video đầu tiên lan truyền rộng rãi trên TikTok, Taylor nhìn ra hai điều. Đầu tiên là sự quan tâm của mọi người đối với tiền bạc. Thứ hai là thị trường chưa bán nhiều các đồ dùng phục vụ những người quản lý chi tiêu như Taylor.

“Tôi đã nhìn quanh và không tìm thấy nhiều cửa hàng chuyên bán đồ phục vụ thói quen của mình”, Taylor nói.

Mùa xuân năm 2021, Taylor quyết định thành lập Baddies and Budgets, mua tài khoản Shopify, bán vật liệu làm ví đựng tiền và máy Cricut để in nhãn cho chúng.

Từ tháng 4 đến cuối năm 2021, công việc kinh doanh thu về gần 250.000 USD.

“Nhiều người mua hàng vì họ muốn quản lý chi tiêu giống tôi. Cũng có người mua vì họ thấy chúng dễ thương”, Taylor nói.

Cô gái kiếm được 23 tỷ đồng trong 3 năm nhờ phương pháp tiết kiệm 'phong bì', hàng trăm nghìn người nhiệt tình học theo - Ảnh 3.

Khi sử dụng thẻ, bạn có cảm giác như đang sử dụng tiền của người khác và vì thế chi tiêu nhiều hơn từ 12 đến 18%.

Ngay cả khi công việc kinh doanh đang trên đà thu về hơn 1 triệu USD, Taylor chỉ tiêu 1.200 USD/tuần, tái đầu tư vào công việc kinh doanh, để dành một phần cho cuộc sống về hưu và tiết kiệm.

Theo cuộc khảo sát hàng năm của Cục Dự trữ Liên bang, tiền mặt chỉ được sử dụng cho 20% các khoản thanh toán, giảm từ 31% năm 2017. Một cuộc khảo sát trực tuyến của Credello với 600 người Mỹ trưởng thành từ 18-41 tuổi cũng cho thấy 61% thường sử xuyên sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt.

“Sử dụng tiền mặt, bạn mới nhận ra mọi thứ tăng giá như thế nào. Phải đưa cho ai đó 20 USD sẽ khác hoàn toàn với 100 USD. Mỗi người đều có một kiểu gắn bó vật chất với tiền”, Taylor nói, đồng thời nhấn mạnh tính hiệu quả của hình thức cash-stuffing.

Rachel Cruze, người dẫn chương trình radio chuyên về tài chính cá nhân cũng đồng ý với Taylor. Một số chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu bằng MRI (chụp cộng hưởng từ) và ghi nhận cơn đau trong não khi bạn thanh toán bằng tiền mặt. Khi sử dụng thẻ, bạn có cảm giác như đang sử dụng tiền của người khác và vì thế chi tiêu nhiều hơn từ 12 đến 18%.

Tất nhiên, mỗi người sẽ có những phương pháp lập ngân sách phù hợp khác nhau. Nếu bạn đang quản lý tài chính tốt kể cả không dùng tiền mặt, không có lý do gì để bận tâm. Tuy nhiên, nếu đang gặp rắc rối trong vấn đề tài chính, bạn có thể thử những phương pháp mới, chẳng hạn như cash-stuffing.

Theo: CNBC, The New York Times

Cùng chuyên mục

Đọc thêm