Công nghệ

Cô gái 2003 mất gần 300 triệu đồng sau 1 cuộc điện thoại: Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn lừa đảo không mới nhưng nhiều người sập bẫy

Tóm tắt:
  • Một cô gái ở Thanh Oai nhận cuộc gọi giả danh công an đe dọa và lừa đảo 284 triệu đồng.
  • Ngày 15/4/2025, cô H bị đe dọa liên quan vụ rửa tiền và chuyển tiền theo yêu cầu.
  • Công an khuyến cáo người dân cảnh giác, không chuyển tiền qua điện thoại, chỉ làm việc trực tiếp.
  • Các cuộc gọi từ số định danh cơ quan nhà nước có hiển thị tên, không phải số lạ mà không tên.
  • Người dân cần báo ngay cơ quan công an khi phát hiện lừa đảo qua điện thoại.

Chiều ngày 24/4, Cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hà Nội đã đăng tải thông tin về việc 1 cô gái trẻ đã mất gần 300 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi từ đối tượng giả danh Công an. 

Theo đó, vào ngày 15/4/2025, Công an thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai tiếp nhận đơn trình báo của chị H (SN 2003, HKTT: Thanh Oai, Hà Nội) về việc chị nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an huyện Thanh Oai. Đối tượng nói chị có liên quan đến vụ án rửa tiền và đe dọa chị nếu không chuyển tiền sẽ bị xử lý. Do lo sợ, chị H đã chuyển tổng số tiền 284 triệu đồng cho đối tượng.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Đây không phải là thủ đoạn mới tuy nhiên nhiều người vẫn bị mắc bẫy.

Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không gọi điện yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc cài đặt phần mềm để phục vụ điều tra. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất. Người dân cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo từ cơ quan chức năng để nâng cao cảnh giác, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình.

Vụ việc trên một lần nữa cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, đặc biệt là tình trạng giả danh lực lượng công an để tạo áp lực tâm lý và chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao cảnh giác, không để các đối tượng xấu lợi dụng, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm pháp.

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố 732 số điện thoại di động thuộc các cơ quan Nhà nước đăng ký định danh để liên lạc trực tiếp với tổ chức, cá nhân, nhằm phục vụ các công việc chuyên môn. Các nhà mạng lớn như Viettel, Vinaphone, Mobifone, cùng các mạng di động ảo như Itel, Mobicast, Local, VNSky và FPT đã hoàn tất khai báo tên định danh cho các số điện thoại này. Khi nhận cuộc gọi từ các số định danh này, người dân sẽ nhìn thấy tên cơ quan Nhà nước hiển thị thay cho dãy số điện thoại.

Do đó, nếu nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại có độ dài 10 chữ số (đầu số 03, 05, 07, 08, 09) mà tự xưng là cơ quan Nhà nước nhưng không hiển thị tên định danh, người dân cần cảnh giác và không nên thực hiện theo các yêu cầu từ cuộc gọi này. Đây là dấu hiệu của các cuộc gọi mạo danh nhằm mục đích lừa đảo.

Các tin khác

Một ngân hàng dùng AI để cắt giảm 300-500 nhân sự

"Việc đổi mới quy trình, tinh gọn bộ máy sẽ giúp TPBank tiết giảm thêm 300-500 nhân sự, giảm thêm chi phí vận hành, tối ưu hóa hoạt động" - ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank - cho biết khi đề cập việc ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo.

Lý do Novaland lên phương án thua lỗ trong năm nay

Novaland đặt 2 phương án về kế hoạch kinh doanh ở năm nay. Phương án 1 là doanh thu thuần 13.411 tỷ đồng, lỗ sau thuế 12 tỷ đồng; phương án 2 là doanh thu thuần 10.453 tỷ đồng, lỗ sau thuế 688 tỷ đồng. Theo Novaland, yếu tố then chốt ảnh hưởng vẫn là tiến độ tháo gỡ pháp lý dự án.

TPHCM chưa phát hiện thấy sữa giả

Sở Công Thương TPHCM cho biết chưa phát hiện sữa giả nhưng đã tăng cường kiểm tra, siết quản lý để ngăn chặn vi phạm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.