Tài chính

Có được rút sổ tiết kiệm không chính chủ?

Có thể rút sổ tiết kiệm không chính chủ

Khi đã đến hạn tất toán sổ tiết kiệm nhưng trong nhiều trường hợp như ốm đau, bệnh tật, công tác xa…  chủ tài khoản không thể đến trực tiếp ngân hàng để làm thủ tục rút tiền gửi thì hoàn toàn có thể thực hiện ủy quyền cho người khác rút hộ.

Có được rút sổ tiết kiệm không chính chủ? - Ảnh 1.

Có thể rút sổ tiết kiệm không chính chủ. (Ảnh minh họa: VPBank)

Tại Điều 18 - Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 47/2006/QĐ-NHNN và Thông tư 04/2011/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã nêu rõ:

Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định các yếu tố cần thiết của giấy ủy quyền để đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của giấy ủy quyền, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm căn cứ vào nội dung ủy quyền để thực hiện việc chi trả tiền gửi tiết kiệm.

Ngoài ra nếu khách hàng thực hiện gửi tiết kiệm online thông qua các ứng dụng Internet Banking thì sẽ không nhất thiết phải ra ngân hàng để thực hiện thủ tục hoặc ủy quyền cho người khác mà có thể tất toán online ngay trên điện thoại chỉ với vài bước đơn giản.

Cách rút sổ tiết kiệm không chính chủ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục rút tiền tiết kiệm hộ, bạn hãy đến quầy giao dịch của ngân hàng.

Bước 1 : Đến chi nhánh ngân hàng mở sổ tiết kiệm của chủ tài khoản cùng giấy tờ đã chuẩn bị.

Bước 2 : Lấy số và đến quầy giao dịch tương ứng. Thông báo với nhân viên là bạn cần thực hiện rút hộ tiền tiết kiệm.

Bước 3 : Nộp lại các giấy tờ theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng để kiểm tra và đối chiếu với hệ thống.

Bước 4 : Điền thông tin vào mẫu Phiếu yêu cầu rút tiền sổ tiết kiệm tại ngân hàng.

Bước 5 : Nhân viên sẽ kiểm tra lại tính chính xác và hợp pháp của các giấy tờ ủy quyền. Sau khi nộp đầy đủ và đúng quy định thì ngân hàng sẽ tiến hành chi trả tiền tiết kiệm theo yêu cầu ngay lúc đó.

Bước 6 : Người được ủy quyền rút sổ tiết kiệm không chính chủ cần ký tên xác nhận đã nhận tiền tiết kiệm là hoàn thành.

Rút sổ tiết kiệm không chính chủ cần giấy tờ gì: Khi bạn đã được ủy quyền để rút sổ tiết kiệm không chính chủ, bạn sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ như bên dưới để làm hoàn thành thủ tục rút tiền tại ngân hàng.

Giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực được dùng để đăng ký ở sổ tiết kiệm của chủ tài khoản và người được ủy quyền; Giấy ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật; Bản gốc sổ tiết kiệm của ngân hàng; Giấy tờ khác (nếu có) theo quy định của từng ngân hàng.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm