Xã hội

Chuyên gia: Việt Nam không được quá sợ lạm phát, đừng để vuột mất cơ hội tăng trưởng

Theo thông tin từ Báo Chính phủ, chiều 12/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì phiên họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia để đánh giá các diễn biến và đề ra các giải pháp về chính sách tài chính, tiền tệ trong thời gian tới. 

Phó Thủ tướng đánh giá nền kinh tế đất nước đã phục hồi tích cực, GDP quý II/2022 tăng cao nhất trong 11 năm qua; lạm phát được kiểm soát; hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều khởi sắc… được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế, chính trị thế giới sắp tới còn diễn biến rất phức tạp, nguy cơ dịch bệnh COVID-19 vẫn thường trực, nhiều rủi ro tiềm ẩn về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, thiên tai, dịch bệnh… có thể tác động không thuận đối với sự phát triển của kinh tế đất nước.

Do đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, "chúng ta không được chủ quan, lơ là" và đề nghị các chuyên gia phân tích, nhận định, đánh giá về tình hình kinh tế thế giới, chính sách tài khóa, tiền tệ của các nền kinh tế lớn, có tác động đến Việt Nam; đánh giá, dự báo các diễn biến về tài chính, tiền tệ trong nước, công tác triển khai các gói đầu tư công,… qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp để chủ động, kịp thời ứng phó với các biến động có thể xảy ra trong 6 tháng cuối năm. 

Kiểm soát nhưng không nên "quá sợ lạm phát"

Các chuyên gia kinh tế, thành viên hội đồng đều nhất trí với quan điểm rủi ro của tình hình kinh tế, chính trị thế giới trong thời gian tới là rất lớn.

Các rủi ro này có thể tác động tới Việt Nam với "3 tăng, 1 giảm". Trong đó, 3 tăng là độ bất định; giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng; rủi ro về tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng tăng. Một giảm là tăng trưởng kinh tế giảm.

Dù vậy, các chuyên gia đánh giá, trong bối cảnh kinh tế thế giới khá u ám, Việt Nam là 1 điểm sáng. Kinh tế đất nước phục hồi mạnh mẽ, năm nay, kinh tế có thể đạt tăng trưởng khoảng 6,8-7%... 

Các chuyên gia tài chính, kinh tế cũng khuyến nghị cần hết sức quan tâm đến vấn đề kiểm soát lạm phát, nhưng cũng đừng "quá sợ lạm phát", "không nên thái quá".

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 của Việt Nam tăng 3,37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ cần hết sức thận trọng, linh hoạt, đảm bảo dư địa điều chỉnh với bất định, "không được tất tay"; tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; ...

"Không được để cho cơ hội tăng trưởng này bị vuột mất"; "Trong tình thế bất thường, thì việc ứng phó cũng phải không theo các giải pháp thông thường" hay cần có khung thể chế đủ mạnh và "lực lượng đặc nhiệm để ứng phó trong tình thế nước sôi lửa bỏng",… là các ý kiến khuyến nghị của chuyên gia với Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh rằng, dự báo kinh tế thế giới phục hồi chậm lại, lạm phát tiếp tục cao ở một số nền kinh tế lớn; xung đột tại Ukraine có thể kéo dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro đến ổn định chính trị khu vực, toàn cầu, thị trường tài chính, tiền tệ và quan hệ thương mại quốc tế.

Trong nước, nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, rủi ro, thách thức còn rất lớn, nhất là giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, áp lực lạm phát nặng nề hơn… nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

Việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ những tháng cuối năm cần tiếp tục kiên định mục tiêu vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Valentino bị Dior đòi bồi thường 100.000 USD

Dior đã đòi Valentino bồi thường khoản tiền hơn 101.000 USD vì lý do bị cản trở kinh doanh bởi show diễn giới thiệu bộ sưu tập Haute Couture thu đông của nhà mốt này.

Cận cảnh ven sông Tô Lịch bị "đóng đường" phục vụ thi công

Được đầu tư đồng bộ cả kè bờ và đường đi bộ nhưng tuyến đường ven sông Tô Lịch hiện đang bị các đơn vị thi công “đóng đường” để phục vụ thi công dự án xử lý nước thải Yên Xá. Dự án hiện đang bị chậm tiến độ được phê duyệt.