Chứng khoán

Chuyên gia SHS: “Nhịp điều chỉnh sâu trên dưới 20% như sự kiện thuế quan thời điểm tháng 4 sẽ khó xảy ra”

Thị trường chứng khoán vừa trải qua giai đoạn biến động mạnh bởi sự kiện thuế quan. Dù đã hồi phục trở lại, nhưng những yếu tố khó lường từ tình hình thế giới vẫn là ẩn số và có thể tác động tới thị trường trong nửa cuối năm.

Tại Talkshow Phố Tài chính, trên VTV8, ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã có những nhận định về tình hình kinh tế cũng như thị trường chứng khoán.

BTV Khánh Ly: D òng tiền vào thị trường thời gian qua đã có sự cải thiện rõ rệt và ổn định hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Theo ông vì đâu mà dòng tiền vào thị trường lại dồi dào như vậy?

Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Đúng là thanh khoản thị trường một số tháng vừa qua có cải thiện hơn so với giai đoạn cuối năm 2024 tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn thì có thể thấy thanh khoản giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm, giá trị giao dịch toàn thị trường 5 tháng giảm 14% so với cùng kỳ năm 2024. Trong 5 tháng qua, tháng 4 là tháng có thanh khoản tăng khá mạnh tuy nhiên điều này một phần đến từ sự điều chỉnh của thị trường chung do chịu tác động của thuế quan. Sau khi thị trường có nhịp giảm mạnh đưa giá nhiều cổ phiếu về mức thấp cùng với đó là những diễn biến đàm phán có sự tích cực đã thu hút được dòng tiền quay trở lại qua đó giúp cho VN-Index quay lại ngưỡng trước khi có sự kiện thuế quan xảy ra, thậm chí chỉ số VN30 còn vượt cao hơn so với giai đoạn đầu tháng 4/2025.

Vậy thực tế dòng tiền đang vào những nhóm ngành nào hay những nhóm cổ phiếu như thế nào?

Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Nếu chia theo mức độ vốn hóa, nhóm vốn hóa lớn đại diện là chỉ số VN30 vẫn là nhóm thu hút được nhiều tiền hơn cả, chiếm khoảng trên 50% giá trị giao dịch của toàn sàn HOSE. Tiếp theo là nhóm Midcap, trong khi đó dòng tiền vào nhóm các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ khá thấp và thậm chí có sự sụt giảm trong hai tháng gần đây. Điều này phản ánh phần nào tâm lý của nhà đầu tư sau một giai đoạn chiết khấu khá mạnh, nhà đầu tư quan tâm chủ yếu vào những nhóm cổ phiếu lớn, các cổ phiếu ít bị tác động bởi chính sách thuế quan.

Về mặt từng nhóm ngành cụ thể, tôi thấy ba nhóm ngành lớn đại diện thu hút dòng tiền trên thị trường chủ yếu vẫn thuộc nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và nhóm ngành cổ phiếu dịch vụ tài chính. Lý giải cho điều này có một số lý do sau: Đối với nhóm ngân hàng, giai đoạn quý I vừa rồi, kết quả tăng trưởng của nhóm này cũng vẫn duy trì được khá tốt. Đối với nhóm bất động sản, kết quả kinh doanh quý I cũng có sự đột biến so với cùng kỳ, đặc biệt là nhờ một số công ty có quy mô lớn. Thêm nữa, trong giai đoạn qua, Chính phủ cũng có nhiều chính sách để khai thông dòng vốn vào thị trường bất động sản như các chính sách liên quan đến tín dụng cho phát triển nhà ở xã hội, phát triển hạ tầng, đường cao tốc, sân bay bằng vốn đầu tư công….Đối với nhóm cổ phiếu chứng khoán, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành từ ngày 5/5 đã tháo gỡ một trong những nút thắt trên tiến trình nâng hạng, qua đó mở ra kỳ vọng FTSE có thể sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường Secondary Emerging vào tháng 9 tới đây. Bên cạnh đó, dòng tiền trong giai đoạn vừa qua cũng có sự phân hóa khá mạnh trong từng ngành, thậm chí tập trung khá lớn vào một số các nhóm cổ phiếu riêng.

L ịch sử thị trường thường cho thấy dòng tiền vào thị trường chứng khoán dồi dào sẽ giúp thị trường tăng mạnh mẽ hơn, nhưng thực tế hiện nay dù dòng tiền dồi dào nhưng thị trường vẫn đang loanh quanh 1.300, theo ông vì sao?

Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Có thể thấy trong 5 tháng vừa rồi, diễn biến của dòng tiền khối ngoại không tích cực khi vẫn duy trì đà bán ròng trên thị trường Việt Nam và liên tiếp trong 4 tháng đầu năm. Riêng trong tháng 5, khối này có giai đoạn mua ròng đầu tháng nhưng cuối tháng 5 lại quay trở lại bán ròng. Đấy cũng là yếu tố làm cho nhà đầu tư quan ngại hơn. Ngoài ra, một số yếu tố liên quan đến vĩ mô khiến cho nhà đầu tư cảm thấy chưa đủ tự tin, cũng như dòng tiền cũng chưa đủ để thị trường bứt phá. Hiện tại, chỉ số VN-Index cũng đã quay lại ngưỡng trước khi có thông tin thuế quan, trong khi tác động của thuế quan hiện tại vẫn chưa thực sự rõ ràng vì tất cả quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều đang tích cực đàm phán. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của thuế quan đối với từng nền kinh tế cũng như đối với từng nhóm ngành chưa thực sự rõ ràng. Theo công bố mới nhất của S&P, chỉ số PMI sản xuất toàn cầu trong tháng 5 đã có sự suy giảm liên tiếp trong hai tháng và đặc biệt ở các quốc gia đang phải gánh chịu thuế cao, ví dụ như Mexico, Canada, thậm chí PMI sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc cũng đều suy giảm. Bối cảnh vĩ mô chung toàn cầu kém tích cực như vậy có thể tác động không tốt đến nền kinh tế Việt Nam do độ mở của nền kinh tế chúng ta là khá cao.

Tỷ giá trong giai đoạn vừa rồi cũng có biến động khá bất lợi. Nếu tính từ đầu năm đến nay, so với đồng đô la Mỹ đồng Việt Nam đã mất giá khoảng hơn 2% so với mức mất giá 5% của năm 2024, đó cũng là một yếu tố tác động đến dòng tiền.

Theo ông, nền kinh tế trong thời gian tới sẽ diễn biến như thế nào?

Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Theo tôi, trong bối cảnh bất định gia tăng từ bên ngoài như hiện tại, ngoài việc tích cực đàm phán để đạt được mức thuế tốt nhất, Chính phủ cũng đang rất tích cực trong việc triển khai các chính sách giúp khơi thông dòng vốn trong nước. Ví dụ, như các Nghị quyết mới ban hành trong giai đoạn 5 tháng vừa qua như Nghị quyết 57 về đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, Nghị quyết 66 hay Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân...đều nhằm nâng cao năng suất, giải phóng sức sáng tạo và tạo ra những động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng rất tích cực trong công tác giải ngân vốn đầu tư công cũng như thúc đẩy các nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nếu làm tốt những điều này kết hợp với việc có được kết quả đàm phán thuận lợi, chúng ta có thể kỳ vọng vào một kịch bản tăng trưởng tích cực trong năm nay.

Đ ối với thị trường chứng khoán , ông dự báo ra sao về diễn biến của thị trường trong phần còn lại của năm 2025?

Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Tôi nghĩ trong ngắn hạn, thị trường nhiều khả năng tiếp tục tích lũy ở quanh vùng hiện tại, tất nhiên có thể có một số nhịp điều chỉnh nhưng nhịp điều chỉnh sâu khoảng trên dưới 20% như sự kiện thuế quan thời điểm tháng 4 có lẽ sẽ khó xảy ra, mà sẽ là các nhịp điều chỉnh ngắn và nhẹ hơn. Dự báo thị trường sẽ tích lũy ở vùng giá hiện tại để tiếp tục chờ thêm các yếu tố mới cũng như kết quả đàm phán thuế của Việt Nam với Mỹ.

Về dài hạn, như trong báo cáo nhận định về chiến lược thị trường của Trung tâm Phân tích SHS phát hành thời điểm đầu năm, chúng tôi đã nhận định trong năm nay sẽ có nhiều sự bất định và điểm quan trọng đối với nhà đầu tư là chọn thời điểm để vào thị trường. Trong báo cáo, chúng tôi cũng đã đưa ra dự báo sẽ có những biến động mạnh trong giai đoạn quý I, và điều đó cũng đã xảy ra trong tháng 4/2025. Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối năm, nếu không có các yếu tố bất ngờ, thị trường sẽ tương đối ổn định hơn và chúng tôi vẫn duy trì dự báo năm 2025 thị trường sẽ tăng trưởng khoảng 10% - 15% so với năm 2024.

Các tin khác

Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định, chuẩn y nhân sự ở 4 tỉnh

Trong tuần (từ 16 đến 20/6), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Phát triển thủy sản Việt Nam: Bắt đầu từ minh bạch và chuyển đổi xanh

Trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đang chịu sức ép chưa từng có từ biến đổi khí hậu, thẻ vàng IUU, rào cản kỹ thuật và “rào cản xanh” từ thị trường xuất khẩu, yêu cầu chuyển đổi sang phát triển bền vững, phát triển xanh, minh bạch và ứng dụng công nghệ cao trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Miền Bắc lại sắp đón mưa lớn

Dự báo trong chiều tối và đêm nay (16/6), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ tiếp tục đón mưa vừa, mưa to đến rất to, khu vực đồng bằng có mưa rải rác. Miền Trung hôm nay tiếp tục nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông rải rác vào chiều tối.

Ai nên tránh ăn uống đồ lạnh vào mùa hè?

Mùa hè nóng bức khiến nhiều người tìm đến kem, đá bào, nước đá hay các loại nước giải khát ướp lạnh để làm dịu cảm giác khó chịu. Nhưng có những người không nên ăn đồ lạnh.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Home Credit trợ lực người tiêu dùng khi nhu cầu tăng cao dịp hè

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp hè, Home Credit triển khai chương trình “Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình” từ nay đến 8/7/2025 mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của công ty.

Gia vị của người Việt trên bàn ăn của các nhà hàng Nhật

Không chỉ xuất hiện trên những tấm quảng cáo billboard cỡ lớn tại phố ẩm thực Nhật Bản, tương ớt Chinsu đã có mặt trên bàn ăn của nhiều nhà hàng tại Tokyo, Osaka và được kết hợp đầy sáng tạo với các món ăn tại đất nước mặt trời mọc.

Unilever Việt Nam và hành trình kiến tạo kinh tế tuần hoàn từ rác thải nhựa

Biến đổi khí hậu đang đẩy toàn cầu đến yêu cầu cấp bách về chuyển đổi xanh và Việt Nam không nằm ngoài xu thế với tầm nhìn kiên định. Giữa bối cảnh ấy, Unilever Việt Nam là một doanh nghiệp tiên phong với những cam kết và hành động cụ thể, góp phần vào công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn của đất nước .