Xã hội

Chuyên gia: Nếu không thu hút được "đại bàng" tầm quốc tế, TP HCM khó có cơ hội bứt phá

Bàn về giải pháp đột phá để TP HCM, đầu tàu kinh tế của cả nước lấy lại đà phát triển, các chuyên gia kinh tế cho rằng, một trong những giải pháp mới là thu hút đầu tư nước ngoài. Thành phố hiện đang có hàng loạt dự án mới như Cảng trung chuyển Cần Giờ gắn với trung tâm phi thuế quan hay TP HCM đặt mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế,...

Các dự án này rất hấp dẫn song cần có một cơ chế thực sự đột phá để thu hút những tập đoàn lớn trên thế giới trong từng lĩnh vực.

TP HCM cần trở thành trung tâm hội nhập quốc tế của đất nước

Theo Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, TP HCM phải ý thức nếu không thu hút được những nhà đầu tư quốc tế đủ tầm, những "đại bàng" trong từng lĩnh vực thì sẽ khó bứt phá.

Theo ông, nếu nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 sớm được thông qua và áp dụng ngay, lần đầu tiên TP HCM sẽ có quyền tự chủ rất lớn. Khi đó, nhiều vấn đề Thành phố sẽ có quyền tự quyết và phải làm sao để thu hút được những đại bàng lớn trên thế giới về đầu tư thì mới có thể tạo động lực cho thành phố phát triển.

 Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. (Ảnh: NVCC).

PGS-TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng cần thu hút "đại bàng" về Việt Nam hay cụ thể là TP HCM.

"TP HCM gánh trên vai sứ mệnh đầu tàu cả nước, đầu tàu bứt tốc mạnh mẽ thì kéo cả đoàn tàu đi lên. Dù đóng vai trò đầu tàu nhưng suốt 15-20 năm, TP HCM chưa có được những sự thay đổi căn bản. Nhiều đề xuất của Thành phố rất hay nhưng ít được áp dụng, như là mô hình chính quyền đô thị", ông Thiên cho hay.

Đặc biệt là về thể chế, TP HCM muốn đột phá là phải có những dự án đột phá cùng với đột phá về thể chế. Theo ông, những trung tâm lớn luôn có tính mở, tính hội nhập, như Singapore, Thượng Hải tự biến mình thành trung tâm hội nhập quốc tế…

"TP HCM muốn vượt lên phải biến mình thành trung tâm hội nhập quốc tế của đất nước. Việc này cần đặt ra với tinh thần là sứ mệnh quốc gia, dự án quốc gia", ông nói. 

TS. Trần Đình Thiên cũng đánh giá, kinh tế TP HCM suy yếu về vị thế dù nội lực vẫn dồi dào; những nút thắt, điểm nghẽn tăng trưởng không được tháo gỡ triệt để mà còn tăng lên (giao thông, ngập nước, tắc nghẽn hạ tầng…), những động lực mới không được đưa ra.

Do đó, phải tạo ra những đột phá, động lực mới cho TP HCM, cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho TP HCM ngay từ bây giờ. 

Muốn tìm "đại bàng", phải có cơ chế đột phá

Câu chuyện thu hút "đại bàng về làm tổ" đã được nhắc đến nhiều năm, tuy nhiên để có thể thu hút dòng vốn đầu tư mới từ các tập đoàn hàng đầu thế giới thì cần có những cơ chế đột phá.

Ông Đỗ Văn Sử, Phó cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, bối cảnh hiện nay đang rất khó khăn những "đại bàng" quốc tế đang giảm xuống, nguyên nhân chính là do tác động của thuế tối thiểu toàn cầu và họ đang cân nhắc, dè chừng và xem xét lại để xem các phản ứng chính sách của từng quốc gia hay các địa phương.

Ông Sử thông tin, Thủ tướng cũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu phương án để giữ chân các nhà đầu tư cũ, thu hút các nhà đầu tư mới và đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

 GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE). (Ảnh: NĐT).

Còn theo GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), tình hình chung của đầu tư ra nước ngoài đang ngày càng khó khăn do các quốc gia đầu tư lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có chính sách hạn chế đầu tư ra nước ngoài.

Gần đây, Chính phủ Hàn Quốc đã có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc chuyển dịch về trong nước. Chính phủ Nhật Bản cũng dành tới 2 tỷ USD khuyến khích các doanh nghiệp của họ chuyển về nước.

Do đó, nếu Việt Nam không có chiến lược phát triển đầu tư FDI, đặc biệt là chiến lược đột phá nhằm thu hút các doanh nghiệp toàn cầu đã và đang có ý định đầu tư vào Việt Nam thì sẽ rất khó thu hút được "đại bàng về làm tổ".

Đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu, bao giờ các nhà đầu tư cũng điều chỉnh chiến lược. Nếu chúng ta không tìm hiểu thông tin về họ, không chịu thay đổi thì khó có thể thực hiện được các định hướng thu hút FDI của Chính phủ. 

Để thu hút được những doanh nghiệp mang tầm quốc tế, Chính phủ đã có chính sách trong ưu đãi đầu tư ngoài thuế và trợ cấp trực tiếp. Bên cạnh đó, sẽ có thêm những ưu đãi cho các doanh nghiệp có liên kết với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và cả những doanh nghiệp Việt liên kết được với doanh nghiệp FDI cũng sẽ được hưởng ưu đãi tương đương họ.

Đây là những chính sách rất mới, rất hiệu quả để thu hút các doanh nghiệp lớn quốc tế vào đầu tư và đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp Việt Nam.

Với TP HCM, cần có những chính sách đột phá để thu hút được những nhà đầu tư quốc tế đủ tầm,  trong từng lĩnh vực.

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia. (Ảnh: NLĐ).

Theo TS. Trần Du Lịch, để TP HCM thu hút được những "đại bàng" trong từng lĩnh vực thì trong Nghị quyết thay Nghị quyết 54 có đề cập nội dung sẽ thu hút những doanh nghiệp hàng đầu thế giới ở từng lĩnh vực tham gia, trong đó có Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. 

"Chúng tôi đang ngồi lại với nhóm nghiên cứu, đang nghe trình bày gắn với dự án này sẽ là một trung tâm phi thuế quan gắn với cảng, chắc chắn có cơ chế chính sách, có trung tâm phi thuế quan gắn với cảng để tạo sức bật. Phía sau đó, cần có sự đầu tư của các tập đoàn tài chính, thương mại chứ không chỉ là cảng hàng hoá", TS. Lịch cho hay. 

TS. Trần Đình Thiên cũng đánh giá những dự án đột phá như: Cảng trung chuyển Cần Giờ, Trung tâm tài chính quốc tế, Trung tâm thương mại sẽ kéo các nhà đầu tư quốc tế về đây. Các yếu tố này cộng hưởng được với nhau, cùng với vùng Đông Nam Bộ, TP HCM sẽ kéo được các nhà đầu tư lớn, thu hút được các tập đoàn lớn.

Bên cạnh đó, ông Thiên cũng đề xuất TP HCM (Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai – Bình Dương – TP HCM) thành cụm đi đầu về mặt thể chế, trung tâm thử nghiệm thể chế cho cả nước. Có như vậy rủi ro sẽ giảm đi và cộng hưởng sức mạnh của vùng tăng lên, khả năng bứt phá cao hơn rất nhiều.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.