Xã hội

Chuyên gia: Lạm phát tăng mạnh trong hai tháng đầu năm không đáng ngại vì sức cầu rất yếu

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước, tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân hai tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản ở mức 2,84%.

Đánh giá về chỉ số này tại "Chương trình Ngành nào tăng trưởng trong hai tháng đầu năm" diễn ra chiều 4/3, chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long, CEO AFA Group cho rằng lạm phát trung bình hai tháng đầu năm 3,67% so với cùng kỳ năm trước là con số khá tích cực.

Trong năm nay, Chính phủ và Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4 - 4,5%, do đó con số lạm phát trong hai tháng đầu năm vẫn còn cách xa mục tiêu trên.

Tuy nhiên, giá tiêu dùng đang có xu hướng tăng trở lại do ba nguyên nhân chính. Thứ nhất, sức ép từ mức nền lạm phát khá thấp của năm ngoái. Thứ hai, tác động của giá dầu thô trong bối cảnh xung đột địa chính trị vẫn tiếp diễn.

Và thứ ba là chính sách tiền tệ nới lỏng. Ông Long cho rằng dù các sức ép về nhập khẩu lạm phát từ thế giới đang bớt đi nhưng việc nới lỏng tiền tệ đâu đó cũng tác động lên lạm phát.

Ngược lại với giai đoạn cuối năm 2022, đầu năm 2023 khi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đẩy giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao gây áp lực nhập khẩu lạm phát khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ thì năm nay sức ép từ bên ngoài đã giảm đáng kể, NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.

Chính vì vậy, mục tiêu mà Chính phủ và Quốc hội đặt ra khá cao ở mức 4 - 4,5% vừa đảm bảo kiềm chế lạm phát nhưng cũng tạo không gian để kích thích tăng trưởng.

Chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long, CEO AFA Group. (Ảnh chụp màn hình).

Tuy nhiên, một điểm đáng lo ngại là việc CPI tháng 2 tăng 1,04% so với tháng 1 cho thấy mức lạm phát của tháng 2 khá mạnh. Điều này cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ bởi rổ hàng hoá CPI cấu phần cho lương thực, thực phẩm khá lớn, không giống như các quốc gia đang phát triển.

"Tháng 2 năm nay cũng bao gồm giai đoạn Tết Nguyên đán nên giá cả hàng hoá vào dịp Tết cũng tăng rất mạnh, từ đó gây áp lực lên lạm phát", ông Long cho hay.

Lạm phát lõi tuy thấp hơn lạm phát chung (3,67%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản nhưng đã có xu hướng tăng dài hạn. Trong tháng 1, lạm phát cơ bản là 2,72% còn tháng tăng lên 2,84%.

Dù vậy, khi xem xét chỉ số tăng trưởng bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, vị chuyên gia này đánh giá kiểm soát lạm phát được hỗ trợ bởi sức cầu yếu. Chỉ số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong hai tháng đầu năm tăng 6,8%.

"Năm 2023 được đánh giá là năm sức cầu yếu nhưng chỉ số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng gần 10%. Bước sang hai tháng đầu năm nay, dù bao gồm cả giai đoạn Tết Nguyên đán mà chỉ số này chỉ tăng 6,8%, khá yếu so với các năm trước, đặc biệt là so với mức tăng 16 - 17% ở giai đoạn trước COVID-19", chuyên gia nói.

Rõ ràng cầu tiêu dùng trong nước vẫn cần phải cải thiện, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng đang giảm khá mạnh, phản ánh sự vận hành của nền kinh tế. Vì vậy, lạm phát không quá đáng ngại bởi với sức cầu yếu như vậy, 

"Xét về mặt tổng thể chỉ số CPI hiện ở mức chấp nhận được, vừa đảm bảo câu chuyện kiểm soát lạm phát vừa hỗ trợ kích thích tăng trưởng", ông Long nhìn nhận.

PGS TS. Phạm Thế Anh cũng cho rằng lạm phát cao ở Việt Nam trong các tháng vừa qua chủ yếu do chi phí đẩy và điều tiết giá của các mặt hàng do Nhà nước quản lý chứ sức cầu vẫn rất yếu.

Ông đánh giá lạm phát năm nay khó có thể tăng mạnh chủ yếu do tổng cầu thấp song vẫn cần lưu ý về yếu tố quốc tế, khi giá dầu, giá lương thực lên cao sẽ gây ra nhập khẩu lạm phát đối với Việt Nam.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.