Tài chính

Chuyên gia: "Hàng chục nghìn đồng tiền mã hoá sẽ sụp đổ"

Các công ty tiền mã hoá có sự xuất hiện đậm nét tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos vào năm nay, một điểm khác biệt đậm nét so với sự kiện gần nhất diễn ra vào năm 2020.

Ngành công nghiệp mã hoá xuất hiện tại sự kiện bất chấp những biến động lớn trên thị trường thời gian gần đây. Cùng thời điểm, các nhà điều hành cũng bày tỏ những mục tiêu liên quan đến thị trường này.

Trang CNBC mới đây đã tổng hợp những chia sẻ đáng chú ý nhất về tiền mã hoá tại sự kiện năm nay.

 Thị trường tiền mã hoá có nhiều biến động trong thời gian trở lại đây. (Ảnh: CNBC).

Hàng nghìn đồng tiền mã hoá có thể sẽ sụp đổ

Hiện tại đang có khoảng trên 19.000 đồng tiền số và hàng chục nền tảng blockchain đang tồn tại. Dù vậy, nhiều chuyên gia nói rằng trạng thái hiện tại của thị trường này là không bền vững.

Brad Garlinghouse, CEO Ripple, dự đoán rằng sẽ chỉ có một số lượng đồng tiền mã hoá có thể tồn tại trong tương lai. Ông nhận định rằng thế giới có khoảng 180 đồng tiền pháp định trên thế giới song chúng ta không cần nhiều tiền mã hoá đến vậy.

Betrand Perez, CEO Web3 Foundatio, ví trạng thái hiện tại của thị trường như thời kỳ sơ khai của internet với rất nhiều “lừa đảo” và “không mang lại giá trị gì”.

Trong khi đó, Brett Harrison, CEO sàn giao dịch tiền mã hoá FTX U.S., cho rằng “chỉ có một số ít người chiến thắng rõ ràng” khi nhắc đến các nền tảng blockchain.

Stablecoin: Chủ đề bàn luận nóng hổi

Stablecoin là các đồng tiền mã hoá với mức độ ổn định cao hơn do được neo giữ theo giá trị của một tài sản thực.

Trong thực tế, các đồng stablecoin như tether hay USD Coin đều có một quỹ dự trữ tài sản để có thể duy trì được chân neo giữ theo đồng USD. Bên cạnh đó, thị trường hiện tại cũng tồn tại một loại tiền có tên gọi là stablecoin thuật toán, ví dụ như terraUSD hay UST. Thay vì có một kho tài sản thực để duy trì giá trị, những đồng tiền này cố gắng mô phỏng lại đồng USD và duy trì ổn định thông qua một hệ thống thuật toán phức tạp.

Dù vậy, mới đây, thuật toán đó đã sụp đổ và khiến đồng terraUSD giảm giá về gần 0 USD. Vì lý do này, các chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư hiểu rõ sự khác biệt giữa stablecoin và stablecoin thuật toán.

Sự sụp đổ của terraUSD “khiến mọi người nhận ra rõ ràng là không phải đồng stablecoin nào cũng giống nhau”, Jeremy Allaire, CEO Circle, một trong những công ty phát hành USDC, nói. “Nó cũng giúp mọi người nhận ra sự khác biệt giữa một đồng stable được quản lý chặt chẽ, có tài sản đảm bảo như USDC và một đồng stablecoin như terraUSD”, ông nói thêm.

Reeve Collons, người đồng sáng lập stablecoin tether, nhận định câu chuyện của terraUSD sẽ “có thể là dấu chấm hết” cho phần lớn các đồng stablecoin thuật toán.

Ngành công nghiệp chào đón “thị trường gấu”

Bạn có thể không tin song ngành công nghiệp tiền mã hoá chào đón đợt giảm giá gần đây của thị trường, thời điểm nhiều đồng tiền mã hoá giảm giá tới hơn 50% từ đỉnh giá cao nhất.

“Chúng ta đang ở trong thị trường gấu. Và tôi nghĩ rằng đây là điều tích cực vì nó sẽ dọn sạch những người đến với thị trường vì mục đích xấu”, Perez của Web3 Foundation nhận định.

Nhiều chuyên gia cũng có cùng quan điểm này. Họ cho rằng các đợt tăng giá liên tục khiến nhiều người tập trung vào hoạt động đầu cơ thay vì thực sự phát triển sản phẩm.

“Theo quan điểm của tôi, thị trường có thể đã hơi phi lý trí và liều lĩnh theo một nức độ nào đó. Và khi điều này đến, một đợt điều chỉnh là cần thiết và đây là điều tích cực”, Mihailo Bjelic, CEO Polygon, nói.

Sẽ có các hoạt động quản lý song suy nghĩ đã thay đổi

Trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Chủ tịch ngân hàng trung ương Châu Âu Christine Lagarde từng nói rằng tiền số “không có giá trị”. Điều này phần nào đó thể hiện rằng các nhà quản lý và cơ quan có thẩm quyền vẫn có tâm lý đối đầu với tiền mã hoá.

Dù vậy, nhiều chuyên gia nhận định một phần lớn trong suy nghĩ của các nhà điều này đã thay đổi theo hướng có tính xây dựng hơn.

“Tôi tin rằng chúng ta đã đạt được các bước tiến lớn so với 3 – 4 năm trước đây khi mọi người nghĩ rằng tiền mã hoá là một điều tồi tệ”, Garlinghouse của Ripple nói.

“Tôi nghĩ có nhiều sự thay đổi liên tục đối với cả các nhà điều hành và các doanh nghiệp lớn. Mọi người đều muốn có mối liên hệ với tiền hoá lúc này và không ai còn có thể ngó lơ ngành công nghiệp này nữa”, Bjelic của Polygon nói thêm.

Hồi tháng 3, Tống thống Mỹ Joe Biden ký một sắc lệnh kêu gọi chính phủ nghiên cứu rủi ro và lợi ích của tiền mã hoá. Dù vậy, hiện chưa có các khung điều hành cho tiền mã hoá ở Mỹ và nhiều nền kinh tế lớn khác.

Garlinghouse nói rằng ông muốn “sự rõ ràng và chắc chắn” từ các nhà điều hành.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm