Xã hội

Chuyên gia: GDP quý I sẽ đạt trên 7% song Việt Nam vẫn cần tính đến kịch bản bị Mỹ áp thuế

Tóm tắt:
  • Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế từ Mỹ, đứng thứ ba trong thâm hụt thương mại năm 2024.
  • Mức thuế 10% có thể làm giảm tăng trưởng xuất khẩu khoảng 3-5 điểm %.
  • Tăng trưởng GDP dự kiến giảm 0,2-0,3 điểm %, khó đạt mục tiêu 8% trong năm 2025.
  • Giải pháp bao gồm cải thiện thị trường bất động sản và đàm phán với Mỹ về hiệp định thương mại.
  • Doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với cơ quan chức năng để ứng phó với tình hình thị trường.

Trong hai tháng đầu năm, mặc dù các chỉ số vĩ mô có cải thiện so với cùng kỳ nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng về mục tiêu tăng trưởng GDP 8%. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai tháng đầu năm 2025 tăng trưởng 12% so với cùng kỳ, tuy nhiên, xuất khẩu chỉ tăng 8,4%, nhập khẩu tăng 15,9% khiến cho thặng dư thương mại trong hai tháng đầu năm chỉ đạt 1,5 tỷ USD.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong hai tháng đầu năm 2025 ghi nhận mức tăng trưởng 9,4% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ yếu tố giá, tăng trưởng bán lẻ thực đạt 6,2%. Nhìn chung, sức mua trong nền kinh tế phục hồi nhưng chưa đạt kỳ vọng, một phần tác nhân có thể đến từ làn sóng cắt giảm biên chế, tinh giản ở khu vực công và việc tập trung cơ cấu tổ chức, tối ưu hoạt động, cắt giảm nhân sự hoặc tạm dừng tuyển dụng diễn ra trong khu vực tư những tháng đầu năm.

Về đầu tư, ước tính của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, giải ngân vốn ngân sách nhà nước tăng 21,7% so với cùng kỳ, nhưng mới chỉ đạt 8,5% kế hoạch năm, cho thấy tiến độ vẫn chậm so với yêu cầu. Dù vậy,Việt Nam thu hút gần 6,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong hai tháng đầu năm 2025, tăng 35,5% so với cùng kỳ. Vốn đăng ký điều chỉnh tăng thêm là 4,18 tỷ USD, gấp 6 lần cùng kỳ.

 Mục tiêu tăng trưởng các quý trong năm 2025. (Nguồn: VDSC).

Tăng trưởng GDP quý I có thể đạt từ 7 - 8%

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong cả năm 2025, Cục Thống kê đã đưa ra kịch bản mục tiêu là: Quý I GDP phải tăng trưởng tăng 7,7%; quý II tăng 8,1%; quý III tăng 8%; quý IV tăng 8,2%. Đến nay, dù các chỉ số vĩ mô có nhiều điểm sáng song chủ yếu là do mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái. 

Các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá tăng trưởng kinh tế quý I/2025 vẫn được hưởng lợi từ mức nền thấp của cùng kỳ. Đồng thời, việc các hoạt động kinh tế cải thiện trong tháng 3 sẽ giúp cho tăng trưởng quý I đạt khoảng 7,3-7,5%, thấp hơn mục tiêu đặt ra là 7,7%. Tuy nhiên, với nền tảng hiện tại, khá thách thức để đạt được mức tăng trưởng GDP 8,0 - 8,2% trong các quý tiếp theo.

Ở góc độ chuyên gia, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cũng dự báo tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam chỉ ở mức 7%, thấp hơn kịch bản đặt ra là 7,7%.

 

Phân tích cụ thể, ông Nghĩa cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng trên 8%, Ngân hàng Nhà nước đặt chỉ tiêu tăng trưởng hệ thống ngân hàng năm 2025 là 16%, thậm chí có thể đạt mức cao hơn lên tới 17 - 18% trong điều kiện thuận lợi.

Dù có dấu hiệu khởi sắc so với cùng năm trước khi tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 2/2024 giảm 0,74% còn năm nay, tính đến 12/3 tín dụng đã tăng 1,24% song theo chuyên gia con số này còn cách xa kỳ vọng 16%.

Cùng với đó, giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 28/2 là 60.423,8 tỷ đồng, đạt 6,9% kế hoạch, đạt 7,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so cùng kỳ 2024 (đạt 7,7% kế hoạch và đạt 8,07% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). “Đây là những thách thức lớn để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng của quý I năm nay”, ông Nghĩa nêu rõ.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Lạc quan hơn, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, GDP quý 1 có thể tăng trưởng 8% và nhiều khả năng các quý tới cũng có thể tăng trưởng ít nhất 8% trở lên.

Nhấn mạnh bối cảnh khó khăn của thế giới khi xung đột địa chính trị phức tạp và chiến tranh thương mại – công nghệ, xu hướng phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng,… đã ảnh hưởng tới đầu tư và thương mại của hàng loạt quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tăng trưởng xuất khẩu, sản xuất công nghiệp tăng tăng 7,2%, là mức tăng cao nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2021 - 2025.

Hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động và duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong hai tháng đầu năm, đã có 3,96 triệu lượt người khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nền tảng vĩ mô và quản trị rủi ro được tích lũy tốt lên với rủi ro tài khóa như thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ ở mức trung bình và dư địa chính sách tài khóa vẫn còn. Lạm phát tăng trong tầm kiểm soát, lãi suất duy trì ở mức thấp, trong khi tỷ giá, nợ xấu tăng trong tầm kiểm soát và thị trường chứng khoán tăng khá và bất động sản dần phục hồi.

Cần tính đến khả năng Việt Nam bị áp thuế từ Mỹ

Đối với mục tiêu tăng trưởng 8% trong cả năm 2025, Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, giải pháp đầu tiên là phải thúc đẩy nhanh sự phục hồi của thị trường bất động sản, từ có tác động tích cực đến nhiều ngành nghề kinh tế khác. 

Nghị quyết gỡ vướng pháp lý cho các dự án, đất đai tại TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa mà Quốc hội mới ban hành được kỳ vọng tạo ra khung pháp lý cần thiết để giải quyết triệt để các bất cập khiến hàng loạt dự án "đắp chiếu" kéo dài, gây lãng phí nguồn lực quốc gia và ảnh hưởng tiêu cực đến người dân lẫn doanh nghiệp.

"Nếu nhanh chóng triển khai, chính sách mới có thể nhanh chóng tạo ra nguồn cung cho thị trường bất động sản kể cả nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Khi nguồn cung tăng lên thì số lượng người tham gia mua nhà nhiều hơn, ngân hàng cũng giải ngân được nhiều hơn và sau đó kéo theo các ngành vật liệu xây dựng, đồ nội thất, đồ điện gia đình phát triển,...", chuyên gia nhấn mạnh.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, mặc dù Nhà Trắng đã tuyên bố sang tháng 4 sẽ áp thuế đối ứng, tuy nhiên điều này khó có thể diễn ra ngay bởi Mỹ cần "tính toán" lợi ích với hơn 200 đối tác toàn cầu và thời gian áp dụng có thể sớm hơn đối với các nước đang áp mức thuế đối ứng cao hơn nhiều so với Mỹ như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil….  

Dù vậy, Việt Nam vẫn có khả năng bị áp thuế khi đứng thứ ba trong số các quốc gia khiến Mỹ thâm hụt thương mại trong năm 2024. Trong trường hợp xấu nhất, Mỹ có thể áp mức thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, tương tự như nhiều quốc gia khác như Tổng thống Trump đã từng tuyên bố.

Khi đó, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có thể giảm khoảng 3 - 5 điểm % trong năm 2025 xuống mức tăng 15 - 17% (từ mức tăng khoảng 20% hiện tại sang thị trường Mỹ).

Cùng với đó, nếu chưa kịp chuyển hướng được ngay, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm khoảng 1,5 - 2 điểm % và tăng trưởng GDP có thể giảm khoảng 0,2 - 0,3 điểm % năm 2025. Nếu chính sách này duy trì lâu hơn, tác động tiêu cực có thể mạnh hơn vào các năm sau.

Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh, Việt Nam cần xem xét thực hiện một số biện pháp nhằm cân bằng thương mại hơn với Mỹ theo hướng trao đổi cởi mở và có biện pháp cân bằng cán cân thương mại và xem xét chủ động có thể giảm thuế đối ứng như nêu trên và tăng nhập khẩu từ Mỹ. Về lâu dài, Việt Nam có thể tính đến phương án đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ.

Đối với các doanh nghiệp, ông Lực cho rằng cần chủ động và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các nhà nhập khẩu để nắm bắt tình hình và thông tin, diễn biến của thị trường, từ đó có các biện pháp ứng phó kịp thời, phù hợp.

"Ngoài đa dạng hóa thị trường, các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải thay đổi phương thức quản trị sản xuất kinh doanh từ đó tạo cơ hội làm mới và tăng sức chống chịu về lâu dài", ông Lực khuyến nghị. 

Các tin khác

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.