Kinh doanh

Chuyên gia dự báo 3 kịch bản tăng trưởng GDP với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Tóm tắt:
  • Mỹ có thể áp thuế 10% với hàng hóa Việt Nam, giúp GDP tăng trưởng 7,5-8%.
  • Kịch bản cơ sở: thuế Mỹ 20-25%, xuất khẩu giảm 1,2-1,5%, GDP đạt 6,5-7%.
  • Nếu giữ mức thuế 46%, xuất khẩu giảm 5,5-6%, GDP chỉ tăng 5,5-6%, vốn FDI giảm 6-8%.
  • Thuế cao nhất ảnh hưởng nặng ngành máy vi tính, thủy sản và sản phẩm từ nhựa.
  • Tác động tiêu cực kéo dài nếu thuế đối ứng không giảm sau năm 2025.

Trao đổi tại Hội thảo kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng, cho biết với tình hình kinh tế hiện tại, Việt Nam đang chuẩn bị cho 3 tình huống có thể xảy ra trong năm 2025, sau khi hoàn thành đàm phán thuế quan với Mỹ.

Với kịch bản cơ sở, ông Lực cho rằng xác suất xảy ra có thể đạt 60%, là kịch bản mức thuế đối ứng Mỹ áp với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn 20-25%.

Phương án này có hiệu lực từ 9/7/2025 và kéo dài trong 1 năm hoặc sớm hơn, sau đó tiếp tục đàm phán giảm mức thuế về thấp hơn.

Nếu Mỹ vẫn giữ mức thuế 46% hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ mất 5,5-6%, tăng trưởng GDP năm 2025 dừng ở mức 5,5-6%. (Ảnh minh họa: H. Linh)

Nếu Mỹ vẫn giữ mức thuế 46% hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ mất 5,5-6%, tăng trưởng GDP năm 2025 dừng ở mức 5,5-6%. (Ảnh minh họa: H. Linh)

Đối với kịch bản này, xuất khẩu có thể giảm 1,2-1,5 % so với kịch bản thông thường, tương ứng giảm 6-7,5 tỷ USD; nguồn vốn FDI cũng giảm 3-5%. Khi đó chỉ số giá tiêu dùng ở mức 4 - 4,5% và tăng trưởng GDP năm 2025 được dự báo là 6,5-7%.

Kịch bản thứ 2 tích cực hơn là Việt Nam chỉ bị áp thuế 10% đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, tương tự 126 quốc gia khác. Với kịch bản này, ông Lực cho rằng xác suất thỏa thuận có thể đạt được chỉ khoảng 20%. Nhưng nếu phương án này khả thi thì sẽ là một bức tranh khởi sắc.

Khi đó, tình hình xuất khẩu và nguồn vốn FDI thực hiện đều không bị ảnh hưởng đáng kể. Đồng nghĩa với việc tăng trưởng GDP có thể đạt mức kỳ vọng theo kế hoạch đặt ra là 7,5-8%, lạm phát được kiểm soát tốt.

Kịch bản tiêu cực nhất là Mỹ sẽ giữ nguyên mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam và áp dụng từ 9/7 tới. Với kịch bản này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng hàng Việt Nam có thể sẽ phải cạnh tranh với một loạt quốc gia có mức thuế đối ứng thấp hơn, xuất khẩu ảnh hưởng nặng nề nhất và có thể giảm tới 5,5-6% so với kịch bản thông thường, tương ứng giảm 22-24 tỷ USD.

Vốn FDI thực hiện dự kiến cũng sẽ giảm 6-8%. Khi đó, tăng trưởng GDP năm nay chỉ đạt 5,5 - 6%, lạm phát trong khoảng 5%.

Các ngành ảnh hưởng nặng nề nhất là máy vi tính, linh kiện và các thiết bị điện tử; hàng thủy sản; sản phẩm từ chất dẻo…

Và nếu mức thuế đối ứng không giảm thì năm 2026, tác động tiêu cực sẽ nhiều hơn, vì thời gian dài hơn.

Các tin khác

Xếp hạng lợi nhuận ngân hàng quý 1/2025: Techcombank bứt phá tăng liền 5 bậc, VietinBank, BIDV, VPBank, ACB cùng trượt dài

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2025 chứng kiến sự phân hóa rõ nét. Trong khi Techcombank, SHB hay SeABank bứt phá mạnh mẽ, thì VietinBank, BIDV và hàng loạt “ông lớn” lại ghi nhận mức sụt giảm đáng kể. Đáng chú ý, NCB bất ngờ chuyển từ lỗ sang có lãi, đảo chiều sau nhiều quý khó khăn.

Tòa nhà cao nhất thế giới từng bị bỏ hoang ở Trung Quốc sắp tiếp tục thi công sau một thập kỷ

Sau gần 10 năm nằm bất động vì khó khăn tài chính, tòa nhà chọc trời Goldin Finance 117 cao gần 600 mét ở Thiên Tân (Trung Quốc) sắp được thi công trở lại. Dự án này một thời là biểu tượng tham vọng của bất động sản Trung Quốc, nay được kỳ vọng sẽ góp phần vực dậy niềm tin vào thị trường đang khủng hoảng.