Tài chính

Chuyện chưa từng có kể từ khi thành lập đến nay vừa xảy ra tại Vingroup

Chuyện chưa từng có kể từ khi thành lập đến nay vừa xảy ra tại Vingroup - Ảnh 1.

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Thị trường chứng khoán trong nước phiên giao dịch ngày 4/8 chứng kiến sự tăng giá mạnh mẽ của nhiều mã cổ phiếu. Đóng cửa phiên, VN-Index tăng 15,03 điểm (tương đương 1,24%), lên mốc 1.225,98 điểm. Chỉ số HNX-Index cũng tăng thêm 2,64 điểm lên mức 242,4 điểm, VN30 tăng 20,62 điểm lên 1.231,42 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tăng vọt, giá trị giao dịch trên ba sàn đạt trên 26.000 tỷ đồng.

Một trong những mã cổ phiếu nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong phiên giao dịch này là VIC của Tập đoàn Vingroup. VIC cũng là mã cổ phiếu có đóng góp lớn nhất cho đà tăng của thị trường trong phiên giao dịch này.

Kết thúc phiên giao dịch, VIC đã tăng kịch trần, lên mốc 62.200 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng thêm 4.000 đồng mỗi cổ phiếu. Chỉ sau 7 phiên giao dịch, VIC đã tăng gần 22% thị giá qua đó leo lên mức cao nhất trong 8 tháng kể từ cuối tháng 12 năm ngoái. Đây cũng là phiên tăng trần hiếm hoi của mã cổ phiếu này trong năm.

VIC trong phiên đã được mua ròng 48 tỷ đồng, khớp lệnh lên đến 21,2 triệu đơn vị, con số cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2007.

Nhịp tăng mạnh nhất sau 9 tháng của cổ phiếu VIC đã giúp ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup có thêm 7.396 tỷ đồng tài sản tính theo vốn hóa thị trường, hiện xấp xỉ 43.000 tỷ đồng.

Chuyện chưa từng có kể từ khi thành lập đến nay vừa xảy ra tại Vingroup - Ảnh 2.

Biến động giá cổ phiếu VIC trong 1 năm qua

Liên quan đến hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023, tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính của VIC đạt 102.530 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ. Có được kết quả này là nhờ công ty bàn giao bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 trong kỳ.

Đặc biệt, doanh thu mảng sản xuất trong nửa đầu năm tăng 55,2% so với cùng kỳ nhờ doanh số bán xe điện gấp 5 lần so với cùng kỳ, đem lại lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 7.936 tỷ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ năm 2022.

Các mảng kinh doanh khác của Vingroup như cho thuê bất động sản, du lịch, y tế đi ngang còn doanh thu giáo dục giảm nhẹ.

Tổng chung 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận trước thuế 3.672 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với thực hiện năm trước.

Tại ngày 30/6, tổng tài sản Vingroup đạt 607.981 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối quý 1 năm nay.

Chuyện chưa từng có kể từ khi thành lập đến nay vừa xảy ra tại Vingroup - Ảnh 3.

Trụ sở của VinFast tại Mỹ

Trong một diễn biến khác, Vingroup cho biết công ty sắp phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng để cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ô tô tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng. Trong số đó, 6.000 tỷ trái phiếu là kỳ hạn 36 tháng và 4.000 tỷ đồng kỳ hạn 24 tháng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và xác lập nghĩa vụ nợ trực tiếp với Vingroup.

Trong tháng 7 vừa qua, VinFast đã chính thức khởi công nhà máy sản xuất xe điện đặt tại hạt Chatham, Bắc Carolina, Mỹ. Nhà máy đầu tiên của VinFast tại Mỹ có công suất 150.000 xe mỗi năm, sản xuất và lắp ráp ba dòng ô tô điện cho thị trường nội địa.

Nhà máy có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 2 tỷ USD, quy mô 733 ha, gồm 5 phân khu, xưởng sản xuất chính: hàn thân vỏ, lắp ráp, xưởng dập, xưởng sơn và trung tâm năng lượng. Trong khuôn viên nhà máy cũng có các công trình chức năng như khu tập trung tác thải, nhà máy bơm, bảo vệ...

Cùng chuyên mục

Đọc thêm