Kinh doanh

Cho vay "dưới chuẩn" - Khoảng trống ngân hàng, cơ hội vàng cho tài chính thay thế

Một thị trường còn quá trống

Thông tin trên do Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đưa ra vào cuối năm 2024 nhưng cũng cần lưu ý trong số hơn 70% số người trong độ tuổi trưởng thành có thông tin tín dụng chính thức trên cũng có hàng triệu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu vay vốn từ ngân hàng. Nếu cộng lượng người chưa có hồ sơ tín dụng và lượng người có hồ sơ tín dụng nhưng không đạt chất lượng để vay vốn ngân hàng thì lượng người "dưới chuẩn" (unbank & underbank) là rất lớn.

Còn khá nhiều những con số khác có thể dẫn ra để minh chứng cho nhận định trên. Đầu tiên là số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2023. Theo đó, hơn 62% dân số sống ở nông thôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng từ các dịch vụ tài chính – ngân hàng chính thống. Tiếp đến, khảo sát của EY cuối năm 2024 tập trung vào nhóm đối tượng dưới chuẩn ngân hàng “underbanked” thì cho biết 42% người được hỏi trả lời đã từng sử dụng các dịch vụ không chính thống như vay người quen, vay nóng, chơi hụi… trong vòng một năm trở lại đây.

Cho vay 'dưới chuẩn' - Khoảng trống ngân hàng, cơ hội vàng cho tài chính thay thế ảnh 1

Không chỉ thị trường cho vay "dưới chuẩn" còn trống trải, lộ ra nhiều dư địa phát triển mà thị trường cho vay tiêu dùng nói chung cũng còn khá nhiều "đất". Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỉ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam nằm top cao nhất trên thế giới, ở mức 136,9% năm 2023 và 134% năm 2024. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng toàn ngành tính đến cuối năm 2023 ước đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD), chỉ chiếm hơn 10% GDP, thấp hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc (hơn 40% GDP) hay Hong Kong (hơn 20%).

Theo lý giải, một trong những lý do khiến thị trường cho vay "dưới chuẩn" trống trải là các ngân hàng truyền thống thường không thể phục vụ phân khúc khách hàng này vì họ không đáp ứng được các điều kiện như mức thu nhập tối thiểu, lịch sử tín dụng tốt và tài sản thế chấp. Trong khi đó, những người "dưới chuẩn" đa phần là người lao động có thu nhập thấp hoặc lao động tự do, việc chứng minh thu nhập ổn định và có tài sản thế chấp là một thách thức lớn.

Hệ quả sâu xa là sự thiếu hụt các kênh tín dụng an toàn và chính thức đã đẩy phần lớn người dân vào vòng xoáy của "tín dụng đen", gây ra nhiều hệ lụy xã hội và kinh tế.

"Mỏ vàng" của doanh nghiệp cho vay thay thế và ai đang dẫn dắt?

Gần đây, bên cạnh các định chế tài chính truyền thống, hệ sinh thái tài chính Việt Nam ngày càng mở rộng với sự tham gia tích cực của tổ chức tài chính thay thế. Đặc biệt, khi xu hướng chuyển đổi số càng mạnh mẽ thì dấu ấn của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính thay thế càng trở nên rõ nét.

Các tổ chức cho vay thay thế không "tranh giành" với ngân hàng mà họ thường tập trung khai thác nhóm khách hàng "dưới chuẩn", chưa tiếp cận sâu dịch vụ tài chính tín dụng truyền thống. Nhóm khách hàng này thường có thu nhập ở mức trung bình và thấp, khoảng 5-10 triệu VNĐ/tháng, chiếm khoảng 47% dân số trong độ tuổi lao động. Lợi thế của các tổ chức cho vay thay thế là thủ tục đơn giản, khoản vay nhỏ, thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu tài chính tiện ích, bình dân.

Các hình thức cho vay phổ biến gồm cho vay ngang hàng (P2P Lending), cho vay ngắn ngày (PayDay Loan), mua trước trả sau (BNPL) và nổi bật nhất, chiếm tới gần 60% cơ cấu là cho vay dựa trên tài sản (title lending). Quy mô cho vay dựa trên tài sản chiếm tới gần 60% quy mô thị trường cho vay thay thế và trong đó có sự góp mặt của cả hai hình thức cho vay là truyền thống (cầm đồ truyền thống) và cho vay dựa trên trên nền tảng công nghệ (cầm đồ công nghệ).

Theo báo cáo “Tài chính thay thế trong Thị trường Tài chính tiêu dùng Việt Nam” của FiinGroup, F88 luôn dẫn đầu thị phần thị trường cho vay cầm đồ thế hệ mới trong nhiều năm gần đây, áp đảo các đối thủ. Vị thế dẫn đầu càng được củng cố khi trong năm 2024, F88 tiếp tục chú trọng tăng trưởng dư nợ song song với đảm bảo chất lượng tài sản. Kết thúc 2024, F88 đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 351 tỷ đồng.

Ngoài F88 thì thị phần của các chuỗi cầm đồ khác như Srisawad, Người Bạn Vàng, True Money Vay, Happy Money, Vietmoney... cũng có tăng trưởng trong năm 2024. Tuy nhiên, xét về quy mô và dư nợ thì F88 đang đầu với khoảng cách khá "an toàn". Doanh nghiệp này đã có gần 900 cửa hàng phủ rộng toàn quốc trong khi đối thủ được xem là lớn thứ hai mới đạt quy mô 120 PGD, theo thông tin trên website của đơn vị này. Tính về dư nợ, F88 đang có dư nợ vượt 4.585 tỷ đồng trong khi một số chuỗi khác chỉ đạt dư nợ dưới 50 tỷ đồng.

Cho vay 'dưới chuẩn' - Khoảng trống ngân hàng, cơ hội vàng cho tài chính thay thế ảnh 2

Sự vượt trội của F88 không chỉ thể hiện ở mạng lưới, dư nợ mà còn nằm ở sự hậu thuẫn nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, từ kinh nghiệm gần 12 năm hoạt động, từ việc sớm ứng dụng CNTT, số hoá trong vận hành. Lãnh đạo F88 cho biết họ đang hoàn thiện một kho dữ liệu tín dụng từ hàng triệu khách hàng, cho phép đơn vị triển khai hệ thống chấm điểm tín dụng độc quyền, phù hợp với đặc thù phân khúc khách hàng "dưới chuẩn". Một số chuyên gia cho rằng nếu thực hiện được điều này, F88 sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh không nhỏ, giúp đánh giá rủi ro chính xác hơn, đưa ra các quyết định cho vay hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tín dụng và tối ưu hóa chi phí vận hành. Với nền tảng công nghệ và dữ liệu đang có, F88 có thể tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm tài chính chứ không chỉ dừng lại ở cho vay cầm cố. Hơn nữa, việc tái cung cấp dịch vụ chéo (cross-selling) khi khách hàng cũ quay lại là một chiến lược then chốt, giúp F88 tối ưu hóa giá trị vòng đời khách hàng và xây dựng một hệ sinh thái tài chính bền vững.

Nếu tiếp tục đi theo hướng này, F88 hoàn toàn có thể mở rộng thị phần và dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng "dưới chuẩn" tại Việt Nam. Đây không chỉ là cơ hội cho F88 mà còn là đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của tài chính toàn diện tại Việt Nam, mang lại lợi ích thiết thực cho hàng chục triệu người "dưới chuẩn".

P.V

Các tin khác

Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

Chiều nay (3/7), một vùng áp thấp vừa hình thành ở khu vực phía đông bắc của đảo Luzon của Philippines, ngay sát Biển Đông. Dự báo trong đêm nay và ngày mai (4/7), vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, hoạt động trên Biển Đông.

18 năm, 83 triệu lít nước mắm cốt từ Nhà máy Masan PQ

18 năm (2007-2025) là hành trình không ngừng đổi mới và phát triển của Công ty Cổ phần Masan PQ nhằm bảo tồn giá trị nước mắm và khẳng định vị thế của thương hiệu nước mắm Việt trên thị trường toàn cầu.

37 năm đồng hành - bùng nổ ưu đãi cùng VietinBank

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) triển khai chương trình khuyến mại lớn mang tên “37 năm đồng hành – Bùng nổ ưu đãi” như một lời tri ân sâu sắc gửi tới hàng triệu khách hàng đã tin tưởng, đồng hành cùng ngân hàng trong suốt chặng đường phát triển.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn món khoái khẩu

Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nam 30 tuổi, trú tại Hải Phòng, trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.