Tài chính

Cuộc gặp bên lề mà đặc biệt

Tổng thống Nga Vladimir Putin không tham dự cuộc gặp cấp cao năm nay của G20 (Nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng Liên minh châu Âu) ở Indonesia vào giữa tháng 11 này làm cho xung đột Nga - Ukraine mất bớt tính thời sự và mức độ ưu tiên trên chương trình nghị sự.

Thay vào đấy, cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuy chỉ là sự kiện bên lề nhưng trên thực tế làm lu mờ cả sự kiện lớn của G20.

Có 3 lý do khiến cho cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình được nhìn nhận đặc biệt.

Thứ nhất , cuộc gặp ở Bali sắp tới sẽ là lần đầu tiên ông Biden trực tiếp gặp ông Tập Cận Bình trên cương vị là tổng thống Mỹ.

Từ diễn biến và kết cục của cuộc gặp có thể thấy được chiều hướng diễn biến của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong nửa nhiệm kỳ cầm quyền còn lại của đương kim tổng thống Mỹ.

Thứ hai , cả hai người đều có vị thế quyền lực mới vững vàng ở hai nước. Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ở Mỹ, Đảng Dân chủ của ông Biden tại cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ đã không để cho phía Đảng Cộng hòa và cá nhân cựu tổng thống Donald Trump giành về thắng cử vang dội như phe này đã mong đợi, đã chắc chắn và như đã được đồn đoán trước đó.

Cuộc gặp bên lề mà đặc biệt - Ảnh 1.

Cuộc gặp ở Bali dự kiến vào ngày 14-11 sẽ là lần đầu tiên ông Joe Biden trực tiếp gặp ông Tập Cận Bình trên cương vị là tổng thống Mỹ. Ảnh: REUTERS

Kết quả bầu cử không khiến ông Biden quá khó khăn trong cầm quyền nửa nhiệm kỳ còn lại và chiếm lợi thế nổi trội trong việc quyết định có tái ứng cử cho cuộc bầu cử tổng thống tới ở nước Mỹ hay không.

Với vị thế quyền lực như thế, ông Biden và ông Tập Cận Bình có thể dễ dàng xử lý chuyện quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mà không cần phải bận tâm nhiều và bị hạn chế lớn bởi đối nội.

Thứ ba, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian vừa qua không được êm đẹp, làm ảnh hưởng cả thế giới về nhiều phương diện.

Nó tác động rất mạnh mẽ, nếu như không muốn nói là quyết định tới diễn tiến và kết cục của mọi đại sự của thế giới hiện tại. Cặp quan hệ song phương này có thể chi phối cả tương lai của chính nhóm G20.

Sự kiện của G20 ở Bali tạo cơ hội thuận lợi cho ông Biden và ông Tập Cận Bình gặp nhau trực tiếp đầu tiên mà bên nào cũng giữ được thể diện và không bị coi là thất thế. Gặp nhau bên lề sự kiện nào đấy giúp họ tránh được áp lực phải thành công của các dạng gặp nhau trực tiếp khác.

Thực trạng quan hệ song phương không tốt đẹp, chủ yếu đối phó nhau và thiếu vắng sự tin cậy lẫn nhau nên cuộc gặp Mỹ - Trung Quốc tới đây ở Bali khá khiên cưỡng và nặng về hình thức mà ít khả năng đưa lại cải thiện đột phá.

Hai bên cần cuộc gặp này để cùng kiểm soát diễn biến quan hệ song phương, để bảo đảm lợi ích và duy trì vai trò riêng nổi bật trong các chuyện thời sự chính trị thế giới. Ở quan hệ giữa hai nước này, nhân tố tình cảm luôn rất nặng nề nhưng cũng luôn bị nhân tố lý trí khắc chế.

Hai nguyên thủ này phải tận dụng cơ hội gặp nhau ở Bali vì trước đó ông Tập Cận Bình không tới Sharm-al-Shake (Ai Cập) dự COP27 (Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc) và sau Bali, ông Biden không tới Bangkok (Thái Lan) dự cuộc gặp cấp cao APEC.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Cô gái duy nhất trong đội hình vừa "nhận tiền" từ Shark Hưng: 3 lần bật khóc cho quyết định bỏ phố về rừng

Là một cô tiểu thư Sài Gòn được cha mẹ hết mực yêu thương, có ngoại hình xinh xắn và một công việc tốt trong lĩnh vực thiết bị y tế. Cuộc sống của Mây Linh giống như một bức tranh hiện đại, tươi tắn mà sôi động. Cho đến khi, một mẩu tin quảng cáo đã làm thay đổi cuộc đời cô.

Chuyên gia: Còn rất ít dư địa cho đầu cơ bất động sản trong năm 2023?

Kịch bản của thị trường địa ốc sẽ chuyển dần sang gam màu thiếu tươi sáng khi sự trầm lắng của thị trường cộng hưởng thêm yếu tố lãi suất gia tăng. Nếu lãi suất càng tăng, không chỉ có doanh nghiệp địa ốc gặp khó mà nhóm nhà đầu tư phụ thuộc vào dòng tiền từ ngân hàng sẽ buộc phải cắt lỗ sâu.

Chờ đất “ngộp” để xuống tiền

“Đây là thời điểm thích hợp để thăm dò thị trường muốn nhắm tới, lựa chọn dần lô đất đẹp và thẩm định giá. Và thời điểm thích hợp nhất để xuống tiền là giai đoạn đầu năm 2023”, đó là tâm lý chung của một số nhà đầu tư tay ngang.