Dinh dưỡng

Chiều cao 5 năm đầu đời quyết định 60% tầm vóc tuổi trưởng thành

Tóm tắt:
  • Cha mẹ nên theo dõi sự tăng trưởng của trẻ để can thiệp kịp thời.
  • Vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi đang ảnh hưởng đến 18% trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam.
  • Nhiều trẻ suy dinh dưỡng chiều cao có cân nặng bình thường, cần đánh giá đồng bộ.
  • Dinh dưỡng, vận động, và giấc ngủ là các yếu tố quan trọng cho tăng trưởng chiều cao.
  • Các chuyên gia khuyến nghị can thiệp dinh dưỡng y học giúp cải thiện chiều cao hiệu quả.

PGS.TS. Khu Thị Khánh Dung, Phó chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam, cho biết như trên tại Hội thảo khoa học Nâng cao tầm vóc và sức khỏe trẻ em Việt Nam, do Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức hôm 20/4 tại Hà Nội. Dịp này, các chuyên gia đã hướng dẫn và cung cấp công cụ đánh giá tăng trưởng cùng kiến thức chăm sóc trẻ cho hơn 400 bậc cha mẹ.

Có gần 1/5 trẻ em Việt Nam có chiều cao thấp hơn so với chiều cao chuẩn theo tuổi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tức đang bị suy dinh dưỡng thấp còi, theo bà Dung. Vấn đề chậm phát triển chiều cao ở trẻ thường ít được chú ý và khó nhận biết rõ ràng, trong khi lại cần can thiệp kịp thời, đúng cách và chăm sóc lâu dài.

Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 18%, thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 20% - mức trung bình theo phân loại của WHO. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, khoảng 30%.

Trẻ em Việt Nam có chiều cao trung bình thấp hơn các trẻ trong khu vực như Maylaysia, Đài Loan, Singapore. Mức chênh lệch ở 5 tuổi có thể tăng gấp 2-3 lần ở 15 tuổi. "Không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, suy dinh dưỡng thấp còi còn để lại nhiều hậu quả, tác động tiêu cực đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tầm vóc của trẻ", bà Dung nói.

PGS.TS. Khu Thị Khánh Dung, Phó chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hải

PGS.TS. Khu Thị Khánh Dung, Phó chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hải

PGS.TS Trần Thanh Tú, Trung tâm quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết nhiều cha mẹ chỉ quan tâm đến cân nặng, song nghiên cứu cho thấy 49% trẻ suy dinh dưỡng chiều cao có cân nặng bình thường. Nếu chỉ quan tâm cân nặng, cha mẹ sẽ bỏ sót nguy cơ suy dinh dưỡng chiều cao.

Các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng chiều cao của trẻ gồm yếu tố bên trong là di truyền, nội tiết và yếu tố bên ngoài là môi trường sống, dinh dưỡng, vận động, tâm lý xã hội.

Giải pháp để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng, vận động thể chất và giấc ngủ. Cần chú ý 5 năm đầu đời là thời gian vàng để giúp khắc phục tình trạng thấp còi hiệu quả nhất. Nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng có tác động lớn đến sự tăng trưởng chiều cao giai đoạn này.

Các chuyên gia lưu ý, để bắt kịp tăng trưởng, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và trẻ thiếu hụt dinh dưỡng có nhu cầu năng lượng cao hơn so với trẻ phát triển đạt chuẩn. Chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho tăng trưởng như đạm chất lượng cao, arginin, vitamin K2, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, lợi khuẩn và prebiotics...

Với nhóm trẻ thiếu hụt dinh dưỡng thì thực phẩm bổ sung đường uống đầy đủ và cân đối là giải pháp hỗ trợ hiệu quả giúp cải thiện tăng trưởng. Phụ huynh nên ưu tiên những sản phẩm có công thức được thiết kế phù hợp cho trẻ tăng trưởng kém, biếng ăn hoặc kém hấp thu, là công thức đầy đủ và cân đối dưỡng chất, đạt tiêu chuẩn về hàm lượng dinh dưỡng, với công thức được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng về hiệu quả, công bố minh bạch trên tạp chí quốc tế.

Phụ huynh kiểm tra tăng trưởng của con với công cụ do Hội nhi khoa Việt Nam xây dựng. Ảnh: Thanh Hải

Phụ huynh kiểm tra tăng trưởng của con với công cụ do Hội nhi khoa Việt Nam xây dựng. Ảnh: Thanh Hải

Tại hội thảo, kết quả nghiên cứu lâm sàng năm 2024 từ Abbott trên 300 trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng được công bố, cho thấy can thiệp bằng thực phẩm dinh dưỡng y học với công thức dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp cải thiện tăng trưởng chiều cao theo tuổi gấp 2 lần sau 4 tháng.

Mục tiêu quốc gia đến năm 2030 giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em xuống dưới 15%, song thực tế tỷ lệ này hiện vẫn còn cao, trong khi thời gian đến mục tiêu đang rất gần. Các chuyên gia nhấn mạnh chiều cao và cân nặng có tầm quan trọng như nhau trong tiến trình phát triển của trẻ. Phụ huynh cần theo dõi, đánh giá tình trạng tăng trưởng của trẻ thường xuyên để phát hiện suy dinh dưỡng thấp còi và can thiệp từ sớm bằng phương pháp khoa học.

Các tin khác

Xã biên giới có diện tích lớn nhất, dự kiến sẽ đổi tên

Theo dự thảo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của UBND tỉnh Đắk Lắk, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đã đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Đây là xã có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Hỗ trợ nạn nhân vụ sập tường nhà ở Q.12, TP.HCM

Liên quan vụ sập tường nhà ở Q.12 khiến 1 công nhân tử vong, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo gửi Giám đốc Sở Xây dựng; UBND Q.12 về việc tăng cường quản lý hoạt động phá dỡ công trình xây dựng; hỗ trợ nạn nhân vụ tai nạn.