Doanh nghiệp

Chỉ bán một mặt hàng duy nhất, mỗi ngày, doanh nghiệp này ung dung thu lời vài tỷ đồng

BMP:

Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp

Nhựa Bình Minh kinh doanh ra sao?

Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) tiền thân là Nhà máy công ty hợp doanh Nhựa Bình Minh, được thành lập năm 1977. Sau nhiều lần đổi tên và tiến hành cổ phần hóa, năm 2004, công ty có tên gọi như hiện nay. Hai năm sau, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn HOSE với mã chứng khoán BMP.

Nhựa Bình Minh được biết đến là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất thành công ống HDPE có đường kính 1.200mm lớn nhất Việt Nam tại Nhà máy Bình Minh Long An.

Nhựa Bình Minh (BMP) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa với thị phần dẫn đầu tại thị trường nội địa (27% vào cuối 2023), thị trường chính tập trung tại khu vực miền Nam. BMP có 4 nhà máy với tổng công suất đạt 150.000 tấn/năm. Doanh nghiệp nay kinh doanh duy nhất 1 mặt hàng là ống nhựa.

Chỉ bán một mặt hàng duy nhất, mỗi ngày, doanh nghiệp này ung dung thu lời vài tỷ đồng- Ảnh 1.

Theo cáo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu đạt 2.156 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ giảm 24% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ trong quý 2/2024 tăng 23%. Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, giá bán trung bình trong quý 2/2024 không có nhiều thay đổi so với qusy 1/2024.

BMP ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm đạt 470 tỷ đồng (giảm 18%) do sản lượng tiêu thụ ước tính giảm 24% so với cùng kỳ. Như vậy, trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này thu lãi khoảng 2,6 tỷ đồng.

Giá PVC resin được dự báo tiếp tục duy trì ở vùng đáy từ giữa 2023 trong 6 - 9 tháng tới do nhu cầu tiêu thụ thấp tại thị trường Trung Quốc, chịu ảnh hưởng bởi thị trường Bất động sản trầm lắng. Điều này tạo cơ hội cho BMP tiếp tục duy trì biên lãi gộp ở mức cao trong thời gian tới. Theo đánh giá của Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), biên lãi gộp của BMP trong 2024/2025 đạt 42,5%/40%.

Chỉ bán một mặt hàng duy nhất, mỗi ngày, doanh nghiệp này ung dung thu lời vài tỷ đồng- Ảnh 2.

Triển vọng nào cho sự phát triển?

Nói về triển vọng của công ty trong nửa cuối năm 2024, KBSV cho biết, KBSV kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ nhựa xây dựng nói chung và ống nhựa nói riêng sẽ khởi sắc hơn từ nửa sau năm 2024 trở đi với động lực từ thị trường Bất động sản dân dụng và ngành Xây dựng dần hồi phục.

Trong đó, số lượng dự án Bất động sản được cấp phép xây dựng mới và quay trở lại xây dựng trong nửa cuối 2024 được kỳ vọng sẽ cải thiện so với nửa đầu năm, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) được áp dụng sớm hơn giúp rút ngắn thời gian hoàn thiện pháp lý các dự án, cải thiện nguồn cung, tạo điều kiện để thị trường Bất động sản phát triển bền vững hơn.

"Trong dài hạn, chúng tôi ước tính CAGR của thị trường ống nhựa ở mức 6%/năm trong giai đoạn 2025 - 2029", KBSV nhận định.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của công ty chứng khoán này, 6 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ ống nhựa toàn ngành ước tính đạt 157.000 tấn (giảm 4% so với cùng kỳ) do thị trường Bất động sản dân dụng còn gặp nhiều khó khăn và duy trì tốc độ hồi phục chậm trong nửa đầu năm 2024.

Chỉ bán một mặt hàng duy nhất, mỗi ngày, doanh nghiệp này ung dung thu lời vài tỷ đồng- Ảnh 3.

Tuy nhiên, theo quan sát của KBSV, tiêu thụ vật liệu xây dựng nói chung tại thị trường nội địa đã có sự khởi sắc hơn so với cùng kỳ, trong đó, tiêu thụ thép xây dựng, thép ống trong 7 tháng năm 2024 tăng 7% so với cùng kỳ.

"Chúng tôi cho rằng tốc độ hồi phục nhanh hơn của nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước đang là chỉ báo dẫn dắt cho nhu cầu tiêu thụ ống nhựa trong thời gian tới, cho thấy doanh thu của BMP đã tạo đáy trong thời gian vừa qua. KBSV ước tính sản lượng tiêu thụ nửa cuối năm 2024 của BMP đạt 44.625 tấn (tăng 25% so với nửa đầu năm 2024)", KBSV cho hay.

Ngoài ra, so sánh với các đối thủ, chiến lược kinh doanh của BMP tập trung vào việc duy trì hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh trong bối cảnh ngành ống nhựa nội địa hiện tại đã bão hòa và các đối thủ khác đang duy trì sức cạnh tranh bằng các chương trình chiết khấu cơ bản lớn cho các đại lý. Trong lịch sử, tỷ lệ chi phí chiết khấu của BMP cho các kênh phân phối có xu hướng thấp hơn các đối thủ trong ngành, giúp tối ưu hiệu quả sinh lời.

KBSV dự phóng biên EBIT của BMP đạt 28%/24% trong 2024/2025, có sự suy giảm do biên lãi gộp giảm do giá PVC resin phục hồi và chi phí bán hàng gia tăng do BMP đẩy mạnh chương trình bán hàng với các đại lý nhằm gia tăng doanh thu khi nhu cầu tiêu thụ quay trở lại.

Chỉ bán một mặt hàng duy nhất, mỗi ngày, doanh nghiệp này ung dung thu lời vài tỷ đồng- Ảnh 4.

BMP có vị thế lớn trong ngành với tỷ lệ chiếm dụng vốn trên 1.5x và vòng quay tiền mặt dưới 60 ngày từ đầu 2023 tới nay. Bên cạnh đó, BMP không phụ thuộc vào vốn vay để duy trì hoạt động kinh doanh khi tỷ trọng nợ vay chỉ chiếm xấp xỉ 2% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Do đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng BMP tiếp tục duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức cao trong thời gian tới. Trong 5 năm gần nhất, BMP luôn duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt từ 97 - 99%, với lợi suất cổ tức tiền mặt ở mức cao (2022/2023 đạt lần lượt 9,5%/11,3%). KBSV kỳ vọng chính sách trả cổ tức của BMP sẽ tiếp tục được duy trì ở mức trung bình 97% trong tương lai, ước tính lợi suất cổ tức tiền mặt 2024/2025 ước tính đạt 11,6%/11,2%.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm