Phong cách sống

Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm

Mua nhà ở quận 4 TP Hồ Chí Minh từ năm 2019, song cho đến nay Ni Võ (29 tuổi) cùng chồng mới quyết định cải tạo lại nhà và dọn vào sinh sống. Cô chia sẻ rằng căn nhà này sau khi mua về, cô quyết định cho thuê với giá 9 triệu/ tháng trong vòng 3 năm. Cùng thời gian đó, cô thuê 1 căn nhà khác rộng hơn với số tiền tương tự để phù hợp với công việc kinh doanh của bản thân.

 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 1.

Ni Võ

“Sau 3 năm dành dụm, mình tích lũy đủ tiền để cải tạo xây lại hoặc đổi nhà. Song, mua nhà với giá khá cao so với thị trường lúc đó, 2 năm dịch giá nhà chững lại, bán không được giá như bản thân mong muốn nên mình quyết định chuyển hướng qua cải tạo lại để ở”.

Ban đầu căn nhà chỉ có 1 tầng trên mảnh đất 21m2, gia Đình Ni Võ quyết định cải tạo tầng này và xây thêm 2 tầng lầu và 1 sàn sân thượng. Phần xây dựng hết 900 triệu, mua thêm nội thất nhà cửa khoảng 200 triệu, tổng chi phí cho lần cải tạo này là 1,1 tỷ đồng. Ni Võ dùng tiền tiết kiệm để cải tạo nhà không cần vay mượn.

“Nhà ban đầu mình gần như sửa lại toàn bộ. Mình làm lại cầu thang, ốp trần thạch cao, ốp gạch xung quanh, đập bỏ nhà vệ sinh ở tầng trệt, làm lại kệ bếp và mặt tiền của nhà”.

 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 2.
 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 3.
 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 4.

Căn nhà xinh xắn sau khi cải tạo


Chi 1,1 tỷ đồng để cải tạo nhà không phải là con số nhỏ, song Ni Võ cho rằng vì đây là căn nhà đầu tiên nên muốn đầu tư mạnh tay. Ni Võ khá hài lòng vì thành phẩm bám sát mẫu cô đã lên ý tưởng trước đó. Ngoài ra, cô cũng tiết kiệm được chi phí thiết kế vì Ni Võ đã tự mình làm những công đoạn này và sắp xếp. Cô có kinh nghiệm từng làm trong lĩnh vực trang trí cho các cửa hàng thời trang nên dễ dàng hơn trong khâu lên ý tưởng.

“Dù vậy, mình vẫn bị phát thêm 100 triệu, tức là trước đó báo giá chỉ 800 triệu đồng cho phần xây. Tuy nhiên, phần này cũng đã nằm trong kế hoạch của mình, bởi vì ít khi xây hay làm nhà mà có thể bám sát kế hoạch, thường sẽ phát sinh khá nhiều chi phí”.

 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 5.
 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 6.

Khi được hỏi tại sao không cho thuê tiếp và mua căn hộ để ở - một lựa chọn về nhà ở nhiều người trẻ hiện nay đang hướng, Ni Võ chia sẻ rằng nó không phù hợp với nhu cầu của gia đình.

“Đi lên xuống ở chung cư cũng khá bất tiện. Mỗi lần di chuyển cũng mất thời gian hơn vì đi xuống hầm giữ xe rồi mới lấy được xe ra để đi làm chắc mất 10-15 phút nếu thang máy đông giờ cao điểm. Ngoài ra, về tài chính, mỗi tháng mình sẽ phải trả các chi phí cho căn hộ, phí bảo vệ, rồi vệ sinh cũng như giữ xe, mình cảm thấy xây nhà vẫn kinh tế hơn”.

 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 7.
 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, trong câu chuyện lập kế hoạch mua nhà, vợ chồng cô đã chia ra để trả. Để không vay nợ, cô đã sống khá tiết kiệm trong vòng 3 năm. Cô chia sẻ rằng bản thân đã sống tối giản hơn, tự nấu ở nhà nhiều hơn, giảm tần suất đi du lịch, mua quần áo và giày dép.

 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 9.
 Chi 1,1 tỷ cải tạo nhà không vay nợ: Vợ chồng sống tối giản, tích luỹ trong 3 năm - Ảnh 10.

Theo Ni Võ, khi cải tạo nhà điều đầu tiên cần làm là phải cân đối tài chính của gia đình, và luôn phải có chi phí dự trù. Để không bị phát sinh quá nhiều và ra thành phẩm không ưng ý, chủ nhà nên theo sát tiến độ thi công. Bên cạnh đó, tìm mẫu mà bản thân mong muốn và phong cách thiết kế trước khi thi công. Vì như vậy sẽ có thể thảo luận nhanh hơn với bên đơn vị thi công, cũng như tránh trường hợp cả 2 bên không hiểu ý nhau trong phong cách cải tạo nhà. Cuối cùng, luôn có hợp đồng xây dựng và tìm hiểu kỹ chủ thầu để tránh những vấn đề rắc rối có thể xảy ra liên quan đến quyền lợi 2 bên.

Ảnh: NVCC

Cùng chuyên mục

Đọc thêm