Tài chính

Sức hút khó cưỡng của Trung Quốc: Các tập đoàn đa quốc gia vẫn "trúng đậm" nhờ bám trụ tại đây

Theo Tân Hoa Xã, thị trường Trung Quốc dường như có sức hút khó cưỡng khiến một số lượng lớn các tập đoàn đa quốc gia không thể để mất hay ngó lơ, thậm chí cả trong thời điểm khó khăn. Thông tin này được đưa ra khi báo cáo tài chính mới nhất của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới được công bố.

Từ ô tô đến hàng tiêu dùng, các công ty đa quốc gia như BMW, Yum China và L'Oreal đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc trong quý 3 năm nay. Mức tăng trưởng đã đẩy mạnh doanh thu của các công ty trong thời kì phải đối mặt với những biến số khó lường, bao gồm đại dịch COVID-19 kéo dài, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tâm lý người tiêu dùng suy yếu và chi phí sản xuất tăng.

Doanh thu từ Trung Quốc

Đối với nhiều nhà sản xuất ô tô, Trung Quốc vẫn là nguồn cầu đáng kể trong quý 3.

Tập đoàn BMW cho biết doanh số bán hàng tăng mạnh tại Trung Quốc là một trong những động lực thúc đẩy doanh thu quý 3 của hãng tăng hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 37,2 tỷ euro. Công ty cho biết trong một thông cáo báo chí: "Doanh thu tăng mạnh là nhờ giá cả hợp lý đối với ô tô mới và ô tô đã qua sử dụng, kết hợp sản phẩm thuận lợi và đặc biệt là doanh thu từ liên doanh Trung Quốc".

Sức hút khó cưỡng của Trung Quốc: Các tập đoàn đa quốc gia vẫn trúng đậm nhờ bám trụ tại đây - Ảnh 1.

Doanh số bán hàng của công ty đã giảm 0,9% xuống còn 587.800 chiếc so với cùng kỳ năm 2021, nhưng hoạt động kinh doanh của công ty tại Trung Quốc vẫn rất tốt, tăng 5,7%. Mặt khác, doanh số tại Châu Âu có mức giảm lên tới 11,1% trong quý 3.

Một gã khổng lồ trong ngành ô tô khác, Tập đoàn Volkswagen, đã có sự phục hồi ở Trung Quốc với số lượng giao hàng tăng 26% trong quý 3 - theo báo cáo tài chính của tập đoàn này. Đặc biệt, nhu cầu trong khu vực đối với xe điện chạy bằng pin tiếp tục tăng và số lượng giao hàng đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay lên 112.700 chiếc.

Ngành dịch vụ ăn uống là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, tổng doanh thu của Yum China đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,68 tỷ USD và công ty đã mở thêm 239 cửa hàng mới trong quý 3 - báo cáo thu nhập của công ty cho biết.

Với tình hình COVID phức tạp, đặt đồ ăn giao hàng tiếp tục là một lựa chọn phổ biến đối với người dân, đóng góp khoảng 38% doanh số bán hàng của công ty KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc trong quý 3, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo tài chính quý 3 của công ty đa quốc gia về thực phẩm và đồ uống Danone, các bộ phận tại Trung Quốc, Bắc Á và Châu Đại Dương đã công bố mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là 6,8% trong quý 3. Tại Trung Quốc, doanh số bán sữa dành cho trẻ sơ sinh ghi nhận mức tăng trưởng cạnh tranh trên nền vốn đã cao, trong khi dinh dưỡng dành cho người lớn và chuyên khoa nhi báo cáo một quý tăng trưởng vượt trội.

Sức hút khó cưỡng của Trung Quốc: Các tập đoàn đa quốc gia vẫn trúng đậm nhờ bám trụ tại đây - Ảnh 2.

Tập đoàn mỹ phẩm khổng lồ L'Oreal của Pháp đã có doanh số bán hàng hàng năm tại Trung Quốc đại lục tăng 20,5% trong quý 3 lên 27,94 tỷ euro. Ngoài ra, công ty cho biết họ đã củng cố vị thế trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Trung Quốc, đứng đầu bảng xếp hạng trên nền tảng TikTok mới nổi, định vị thương hiệu L'Oreal Paris ở vị trí số 1 về chăm sóc da.

Đầu tư thêm vào Trung Quốc

Không bỏ lỡ thị trường rộng lớn và cởi mở hơn của Trung Quốc, khi môi trường kinh doanh được cải thiện, phát triển chất lượng cao và phục hồi kinh tế bền vững, nhiều công ty đa quốc gia đang tăng gấp đôi đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đại lục trên thực tế đã tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 141 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2022.

Yum China đã công bố trên trang web của hãng rằng đang đặt mục tiêu mở khoảng 1.000 đến 1.200 cửa hàng mới và thực hiện chi tiêu vốn từ 800 triệu đến 1 tỷ USD trong năm nay.

"Nhìn về tương lai, chúng tôi tự tin về việc mở ra các cơ hội dài hạn ở Trung Quốc. Hoạt động hiệu quả của các cửa hàng giúp chúng tôi tự tin mở các cửa hàng mới và có lợi nhuận với tốc độ mạnh mẽ", Joey Wat, Giám đốc điều hành của Yum China, cho biết.

Sức hút khó cưỡng của Trung Quốc: Các tập đoàn đa quốc gia vẫn trúng đậm nhờ bám trụ tại đây - Ảnh 3.

Tháng trước, L'Oreal Trung Quốc đã khánh thành 2 dự án tiên phong và thông báo khai trương cơ sở làm đẹp mới tại nhà máy Tô Châu.

Theo một cuộc khảo sát gần đây do Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc thực hiện, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc vẫn lạc quan về thị trường Trung Quốc và đánh giá tốt về môi trường kinh doanh cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

Để đẩy nhanh tốc độ đổi mới tại thị trường Trung Quốc, đơn vị phần mềm Cariad của Volkswagen đã thành lập một liên doanh với công ty công nghệ Trung Quốc Horizon Robotics để đẩy nhanh quá trình phát triển khu vực các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến và hệ thống lái tự động cho thị trường Trung Quốc.

Gần đây, chính quyền Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp để mở rộng nhiều lĩnh vực hơn cho đầu tư nước ngoài. Cụ thể, chính quyền ban hành danh mục mới các ngành có thể nhận đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cởi mở đối với đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực để biến các chính sách mở cửa thành các dự án cụ thể.

"Những thông điệp gần đây từ chính phủ Trung Quốc về việc tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng mở cửa và thúc đẩy đổi mới rất đáng khích lệ. Chúng tôi lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của thị trường Trung Quốc," Oliver Zipse, Chủ tịch Hội đồng quản trị của BMW AG, nói với Tân Hoa Xã trong một cuộc phỏng vấn.

"Tập đoàn BMW cam kết kiên định với Trung Quốc và sẽ tiếp tục hợp tác cùng có lợi với các công ty địa phương," ông nhấn mạnh.

Các tin khác

Chủ tịch Hoá chất Đức Giang viết tâm thư cho cổ đông: Chưa bao giờ DGC sập sàn 5 phiên liên tiếp, điều bất thường này lại xảy ra ngay năm chỉ số kinh doanh cao nhất

"Chúng tôi có thể tự hào rằng là 1 trong những công ty có nền tảng tài chính tốt nhất Việt Nam với dư tiền gửi trên 8.000 tỷ và số nợ vay phải trả 600 tỷ đồng. Là 1 công ty xuất khẩu lớn nên đã hưởng chênh lệch tỷ giá hàng chục tỷ đồng mỗi tháng", tâm thư ghi.

Làm sao để giáo viên

Đừng đi tìm trường học lý tưởng, nếu như giáo viên chưa thể sống đúng và hạnh phúc với những giá trị của họ, cũng như chưa thể tự hào về nghề nghiệp của họ.

Startup chuyên về định vị What3words – đối tác của Google, Mercedes-Benz, Vinfast…: Sự ‘kỳ diệu’ của một ý tưởng đơn giản nhưng thiết thực

Nết xét kỹ, việc chia trái đất thành những ô vuông có diện tích 3mx3m và định vị bằng 3 từ theo thuật toán của What3words không phải là ý tưởng gì quá vĩ đại. Nhưng bởi vì nó quá thiết thực, khi giúp các tổ chức về cứu nạn – cứu trợ, công ty giao nhận hay các hãng ô tô có thể đến chỗ cần đến một cách chính xác nhất, họ đã gọi được vốn hơn 100 triệu bảng Anh và có 30 triệu lượt tải xuống.

Vay tiêu dùng phát mệt vì lãi suất

Nhiều người vay mua xe, mua nhà đang lo lắng khi lãi suất cho vay tăng nhanh khiến số tiền phải trả gốc và lãi hằng tháng vượt quá khả năng chịu đựng. Lãi suất cho vay tại một số ngân hàng đã lên mức 15 - 16%/năm.

Trái phiếu doanh nghiệp: Nhà đầu tư mắc kẹt

Liên tiếp các công ty chứng khoán thông báo tạm hoãn mua lại trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Điều này khiến nhà đầu tư “mắc kẹt” khi nhận ra hợp đồng mua TPDN mà họ đã ký thông qua tư vấn của ngân hàng, công ty chứng khoán không hề có thông tin về bảo lãnh thanh toán và khác xa với tư vấn ban đầu.